Nghiên cứu về y thuật của Lãn Ông
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Mục Lục
Phần 1:
Phần 2:
|
Quan
niệm về Thận của
Lãn
Ông
đối chiếu với
Tây y
[1]
Quan niệm về Thận của Lãn Ông có thể nói được là hết sức độc đáo.
Quan niệm này đã được trình bày cặn kẽ trong quyển
Huyền Tẫn Phát Vi và trình bày sơ lược trong quyển Châu Ngọc Cách
Ngôn
của cụ.
Cũng như Triệu Dưỡng Quì, tác giả bộ Y Quán, và Phùng Triệu Trương
(Phùng thị, khoảng 1702), tác giả bộ Phùng Thị Cẩm Nang, Hải Thượng
Lãn Ông không lấy Tâm làm trọng, mà lại lấy Thận làm trọng.[2]
Lãn Ông chủ trương: «Trời đất bên ngoài có Thái Cực thì thân thể con người
bên trong có thận.»
[3]
Chữ Thận đây không thể hiểu theo nghĩa thông thường như là một bộ phận bài
tiết nước tiểu, mà phải hiểu như là một hệ thống gồm:
- Thận: cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Mệnh môn: Một hạch nội tiết (glande endocrine), nói theo từ ngữ y
học hiện nay.
Hình trích từ
quyển Lãn
Ông et la
Médicine
Sino-vietnamienne
của
P.Huard và
Maurice,
tr.295, hình D
A.
QUAN NIỆM VỀ THẬN
CỦA ĐÔNG Y QUA CÁC
THỜI ĐẠI
Để
vấn đề được sáng
tỏ, trước hết
thiết tưởng nên
trình bày sơ lược
về quan
niệm Thận theo
Đông y qua các
thời đại.
1.
Trước tiên Biển
Thước (Tần,
Việt Nhân,
khoảng 225 tcn),
tác giả Nạn
Kinh, cho
rằng:
Thận có hai trái,
tả và hữu, y như
trời đất có Âm
Dương.
Trái bên tả là
Thận; trái bên
phải là Mệnh môn.[4]
Sau
này, Trương Trọng
Cảnh (thế kỷ 2 cn)
và nhiều danh y
Trung Hoa cũng đã
theo thuyết này.
2. Trương
Giới Tân
tức Cảnh
Nhạc
(1563-1640)
cho rằng:
- Mệnh môn ở
chính giữa
(Dương).
- Hai quả thận
ở hai bên
(Âm).
Tất cả hợp lại
thành quẻ
Khảm, cũng có
một hào Dương
và hai hào Âm.
Quẻ Khảm và quả thận
3.
Lãn Ông,
theo Triệu Dưỡng
Quì và Phùng thị,
dựa vào quẻ Khảm
và vào Thái Cực
đồ, đã cho rằng
Thận trong người
chính là Thái Cực.
Theo Lãn Ông, Thận
gồm có:
-
Hai quả Thận ở hai
bên tả hửu, tức là
hai nửa vành lớn
của Thái Cực.
-
Mệnh môn ở chính
giữa, chủ về nam
tinh nữ huyết, tức
là chủ về sinh
dục.
-
Vòng tròn trắng
bên phải gọi là
Chân hỏa hay Tướng
hỏa.
-
Vòng tròn đen bên
trái gọi là Chân
thủy.
Hai
vòng đen trắng:
Chân thủy, Chân
hỏa tướng ứng với
hai chấm nhỏ trắng
đen mà ta thấy
trong hình Thái
Cực.
Trong quyển
Huyền Tẫn Phát Vi,
Lãn Ông đã vẽ hai hình để suy diễn Thái Cực ra Thận và các bộ phận.
Trong hệ thống
Thận nói trên, đối
với Lãn Ông, thì
chỉ có Mệnh môn,
Chân thủy, và Chân
hỏa là quan trọng
nhất.
Quyển Huyền Tẫn
Phát Vi và
quyển Châu Ngọc
Cách Ngôn của
Lãn Ông nguyên bàn
về Chân hỏa, Chân
thủy, các chứng
bệnh do chúng phát
sinh cũng như cách
trị liệu.
B.
SINH LÝ HỌC VÀ
BỆNH LÝ HỌC VỀ
MỆNH MÔN
Như
đã nói, Mệnh môn
gồm có ba phần:
-
Mệnh môn ở chính
giữa, chủ trị Nam
tính, Nữ huyết,
tức là có ảnh
hưởng nhiều đến cơ
quan sinh dục.[5]
-
Chân hỏa hay Tướng
hỏa, thuộc Dương,
chủ trì về sinh
dục của con người.
-
Chân thủy, thuộc
Âm, điều khiển sự
chuyển hóa về
huyết dịch trong
người.
Chân thủy, Chân
hỏa trong con
người cần phải hòa
hợp, cộng tác với
nhau thì cơ thể
mới được khoẻ
mạnh, nếu như một
bên mà thiên
thắng, thì cơ thể
sẽ mất thế quân
bình và sẽ sinh
bệnh tật. Một thầy
thuốc giỏi chính
là người biết điều
hòa Âm Dương để
gây lại được thế
quân bình đã mất.[6]
Vì
Chân hỏa, Chân
thủy quan hệ bậc
nhất như vậy, nên
chúng ta sẽ khảo
sát chúng một cách
tường tận hơn.
1. Chân hỏa (Tướng
hỏa, Long hỏa): le
Principe thermique
[7]
Chân hỏa góp phần
rất lớn vào công
cuộc biến dưỡng
nơi con người
(métabolisme).
-
Nó chủ trì mọi
sinh hóa.
-
Nó giúp cho tì vị
hoạt động hẳn hoi,
giúp cho sự tiêu
hóa được dễ dàng.
-
Nó giúp cho phổi
được hoạt động hữu
hiệu.
-
Giúp khí huyết vận
chuyển điều hòa.
-
Nó giúp cho da
thịt được săn
khít.
-
Nó giúp cho thần
trí được minh mẫn.
a. Hỏa thịnh
Nếu
hỏa thịnh (Dương
thịnh), con người
sẽ khoẻ mạnh, thịt
xương rắn chắc.
b. Hỏa kháng
(hỏa thái quá)
Nếu
hỏa thái quá
(kháng Dương), sự
sinh hóa sẽ bị
kích thích quá
mức, và con người
sẽ táo khát, cơ
thể sẽ mất nước.
Đó là trường hợp «thượng
nhiệt, hạ táo»
mà Lãn Ông đề
cập đến trong
Châu Ngọc Cách
Ngôn
(q.thượng, tr.3a).
c.
Hỏa hư
Nếu
hỏa hư, các hiện
tượng sinh hóa sẽ
bị đình trệ , con
người sẽ trở nên
yếu đuối, xanh
xao, lông tóc sẽ
dễ rụng, tì vị sẽ
làm việc kém đi,
sự tiêu hóa sẽ trở
nên chậm chạp và
con người sẽ bị
sình hơi, trướng
bụng, ăn uống khó
tiêu, hay bị ẩu
tả. Mặt khác, da
cũng không được
săn khít, khiến
các khổng
(sphincters) không
được bền chặt, cho
nên hay bị nôn
mửa, đi xông, di
tinh, ra mồ hôi
trộm, v.v.
Hỏa
hư cũng có thể làm
cho con người trở
nên bì quyện, hôn
trầm.
Hỏa
hư, Dương hư còn
gây ra chứng «phù
hỏa». Phù hỏa
là hỏa bốc lên
đầu, tan ra bì
phu, trong khi đó
thì chân tay lạnh,
tạng phủ lạnh. Lãn
Ông gọi thế là
triệu chứng «thượng
nhiệt, hạ hàn»
(xem Châu Ngọc
Cách Ngôn,
q.1, tr.2a).
2. Chân thủy (le
Principe aqueux)
Chân thủy chủ trì
các sự vận chuyển
tân dịch, huyết
dịch trong người,
làm cho cơ thể trở
nên nhuần đượm,
triển dương, lông
tóc óng ả mầu mỡ.
a. Thủy quá thịnh
Thủy quá thịnh sẽ
làm cho huyết dịch
trong người trở
nên úng trệ
(stase,
infiltration
d’eau, rétention
d’eau, aumentation
du volume
sanguin), phù
thũng (oedème).
b. Thủy hư
Nếu
thủy hư, âm hư,
huyết dịch trong
người sẽ bị giảm
thiểu
(hémoconcentration,
réduction des
liquides
extra-cellulaires),
chẳng những thế,
các tân dịch
(sécrétions) trong
người cũng giảm
đi.
3. Phương pháp trị
liệu
Phương pháp trị
liệu ở đây là phải
điều hòa Âm Dương.
a. Bổ thủy
Nếu
hỏa thịnh, thủy
hư, sẽ bổ thủy. Bổ
thủy để chế Dương
quang (bổ thủy dĩ
chế Dương quang).
b. Bổ hỏa
Nếu
thủy thịnh, hỏa
hư, sẽ bổ hỏa. Bổ
hỏa để dẫn hỏa qui
nguyên, bổ hỏa để
tiêu trừ sự u ám,
khuất lấp của Âm
(dẫn hỏa dĩ phản
nguyên; bổ hỏa dĩ
tiêu Âm ế).
Bổ
hỏa bằng bài
bát vị ; bổ
thủy bằng bài
lục
vị.
c. Bát vị
Bài
bát vị do Trương
Trọng Cảnh (thế kỷ
2 tcn) sáng chế ra
để chữa cho Hán Vũ
Đế. Bài bát vị gồm
8 vị như sau:
*
Bổ Âm (-)
= 1.
Đơn bì,
2.
Phục linh,
3.
Trạch tả.
* Bổ Dương
(+)
= 4.
Quế,
5.
Phụ.
d. Lục vị
Tiền Ất (thế kỷ
XI, khoảng 1093)
chuyên trị về nhi
khoa đã bỏ hai vị
Quế và Phụ trong
bài bát vị nói
trên mà chế thành
bài lục vị.
Thoạt tiên Tiền Ất
dùng bài lục vị để
bồi bổ cho trẻ con
mau lên cân, chóng
lớn.
Sau
này các danh y mới
dùng lục vị để bổ
thủy.
Trong quyển
Huyền Tẫn Phát Vi
ta thấy Lãn
Ông chỉ dùng có
hai bài bát vị và
lục vị nói trên
với những biến đổi
gia giảm mà chữa
được vô số kỳ
bệnh, quái bệnh.
Tóm
lại, đối với Lãn
Ông:
-
Thận là Thái Cực.
-
Mệnh môn là Thái
Cực.
-
Thái Cực có Âm
Dương.
-
Mệnh môn có Chân
thủy, Chân hỏa.
-
Thái Cực, Âm Dương
có quan trọng thế
nào đối với vũ trụ
thì Thận, Mệnh
môn, Chân thủy,
Chân hỏa cũng quan
hệ đến sức khỏe
con người như vậy.
Chữa bệnh mà chữa
được tới căn bản,
mà biết tài bồi
căn bản thì lo chi
bệnh không lành,
người không khoẻ.
C.
QUAN NIỆM VỀ THẬN
CỦA LÃN ÔNG ĐỐI
CHIẾU VỚI TÂY Y
Quan niệm của Lãn
Ông về Thận có rất
nhiều điểm tương
tự với những khái
niệm mới mẽ nhất
về Tuyến thượng
thận (glandes
surrénales;
capsules
surrénales;
surrénales;
adrenal glands)
của Tây y.
1. Sự phân chia
Mệnh môn của Lãn
Ông ăn khớp với sự
phân chia vỏ
thượng thận
(cortex surrénal;
adrenal cortex)
của sinh lý học
hiện đại.
*
Lãn Ông chủ
trương:
-
Chân hỏa chủ trì
về sinh khí, sinh
lực trong con
người.
-
Chân thủy chủ trì
huyết dịch trong
người.
-
Mệnh môn chủ trì
về sinh dục.
*
Khoa sinh lý học
ngày nay chủ
trương:
Vỏ
thượng thận gồm 3
phần:
-
Vùng chùm (Zone
fasciculée du
cortex surrénal)
tiết ra những chất
glucocorticoðdes
(như
Hydrocortisone hay
composé F.
cortisone) ảnh
hưởng rất sâu xa
đến sự biến dưỡng
(métabolisme) của
chất đạm, chất
thịt (matière
protidique), chất
đường (matière
glucidique) và
chất mỡ (matière
lipidique) trong
cơ thể và như vậy
ảnh hưởng đến sinh
lực trong người.
-
Vùng võng đới
(Zone réticulée du
cortex surrénal)
tiết ra những chất
Minéralocorticoides
(như Aldostérone,
Désoxycorticostérone)
ảnh hưởng lớn đến
sự chuyển dịch của
các chất điện giải
(électrolytes) như
Na (Sodium), K
(Potassium), và Cl
(Chlore); và như
vậy, ảnh hưởng lớn
đến số lượng tân
dịch, huyết dịch
trong người
(métabolisme
hydrique).
-
Vùng đới cầu
(Zone
glomérulaire du
cortex surrénal)
tiết ra những kích
thích tố sinh dục
(như Hormone
androgène, Hormone
oestrogène,
progestrérone,
v.v.) nhưng với số
lượng rát ít, sánh
với dịch hoàn
(testicules) và
buồng trứng
(ovaires).
2. Các bệnh trạng
mà Lãn Ông mô tả
về Mệnh môn cũng
tương tự như những
bệnh trạng mà Tây
y hiện nay mô tả
về vỏ thượng thận.
a.
Lãn Ông cho rằng
nếu hỏa hư thủy
thịnh, huyết dịch
trong người sẽ ứ
đọng, con người có
thể sinh đàm
suyễn, hay phình
nước.
Nếu
ta cho bệnh nhân
dùng nhiều chất
Désoxycorticostérone
(thủy thịnh), ta
cũng thấy những
triệu chứng như
trên (oedème,
alcalose avec
respiration
superficielle).
b.
Lãn Ông cho rằng
nếu Tướng hỏa mà
hư, con người có
thể trở nên hôn
trầm bì quyện, ăn
uống khó tiêu; dễ
ẩu, dễ tả; hoặc bị
di tinh
(spermatorrhée),
bất lực
(impuissance);
thịt nhão, hay
mệt, hay đau bụng,
đau người vì khí
huyết chuyển vận
không được điều
hòa.
Nếu
Chân thủy hư, con
người sẽ ngày một
trở nên khô kiệt
(dessication
progressive) hoặc
mắc phải những
chứng huyết khô
(hémoconcentration),
gầy rạc (maigreur,
cachexie).
Trong bệnh Addison
(bệnh lao tuyến
thượng thận), các
vùng thượng thận
đều bị thương tổn,
ta thấy:
+
Những triệu chứng
Âm hư như:
- Sự biến loạn
trong sự chuyển
dịch của nước và
máu (pertubations
du métabolisme de
l’eau,
hémoconcentration).
- Gầy rạc
(cachexie
progressive).
+
Những triệu chứng
Dương hư như:
- Mệt mỏi
(asthénie).
- Ẩu (=nôn mửa),
tả (vomissement et
diarrhée).
- Người lạnh
(hypothermie).
- Bất lực
(impuissance), vô
tự (=vô sinh,
stérilité).
- Đau bụng.
- Ngất
(lypothymie), hôn
mê (coma), xỉu
(collapsus).
c.
Lãn Ông cho rằng
có nhiều bệnh
trạng sinh ra là
do sự mất quân
bình của thủy hỏa.
Gần
đây giáo sư Seylie
cũng chủ trương
rằng trước sự tấn
công đa diện
(situations
stressantes) của
tà khí, thất tình,
tai nạn, vi trùng,
độc tố, nhiều khi
con người phản ứng
lại một cách bừa
bãi, không thích
nghi; chính vì thế
mà cơ thể bị giao
động thác loạn,
chấn kích nên sinh
bệnh.
Những bệnh chứng
do sự giao động,
chấn kích, thác
loạn ấy, truy
nguyên là do não
thùy (hypophyse)
bị kích thích nên
đã phát tiết ra
những kích thích
tố như hormone
corticotrope
(ACTH), hormone
somatotrope (STH).
Những kích thích
tố này sẽ kích
thích những vùng
của vỏ thượng thận
(cortex surrénal)
làm cho nó tấy lên
(hypertrophie) và
tiết ra những chất
glucocorticoðdes,
ảnh hưởng đến sự
biến dưỡng
(métabolisme) và
minéralocorticoðdes
ảnh hưởng đến tân
dịch (sécrétion),
huyết dịch (sang
et liquides
extracellulaires).
Như
vậy các bệnh do sự
phản ứng bừa bãi
(syndrome de
mal-adaptation,
syndrome
d’adaptation) sinh
ra cũng là do sự
mất quân bình giữa
thủy (hormones
minéralocorticodes)
hỏa (hormones
glucocorticodes).
d.
Lãn Ông chủ trương
rằng: Trẻ con thời
«thuần Dương vô
Âm» nên sự
biến dưỡng rất dễ
bị kích động,
huyết dịch rất dễ
bị suy vi, vì thế
chỉ được dùng lục
vị (cf. Châu
Ngọc Cách Ngôn,
tr.38).
Những người lớn
thì hai khí Âm
Dương quân bình
hơn.
Còn
những người già
thì Âm Dương nhị
khí đều suy.
Giáo sư Seylie
cũng viết: «Trẻ
con phản ứng mạnh,
nên mau bệnh cũng
như mau lành.
Người lớn phản ứng
ít hơn nên quen
với các sự kích
động của ngoại
cảnh. Còn những
người già thì yếu
ớt đối với bệnh
tật và các sự chấn
kích của cuộc đời,
vì thế nên dễ
chết.»
[9]
KẾT
LUẬN
Ta
có thể không đồng
ý với Lãn Ông ở
chỗ ngài coi Thái
Cực trong thân
người là Thận và
Mệnh môn, vì Thái
Cực phải là toàn
thể con người,
không phải là cái
trứng nguyên thủy
khi thụ tinh và
bắt đầu phân hóa.
Ta
có thể không đồng
ý với Lãn Ông ở
chỗ ngài cho rằng
Mệnh môn đã có
trước tất cả các
tạng phủ, vì theo
khoa phôi thai học
(embryologie) ngày
nay, thực tế không
phải như vậy.[10]
Nhưng ta không thể
không bái phục
ngài, vì ngài đã
đi từ Thái Cực, từ
quẻ Khảm mà suy ra
được Mệnh môn cùng
với Chân thủy,
Chân hỏa, và áp
dụng Dịch lý để
suy diễn ra các
trạng thái Âm
Dương suy thịnh
trong con người.
Tây
y đã dùng khoa
giải phẫu, dùng
kính hiển vi, dùng
các phương pháp
khoa học mà khám
phá ra được vỏ
thượng thận
(cortex surrénal)
và các công năng
của nó.
Nhưng khi ta đối
chiếu lại kết quả
của hai đàng cũ
mới, thì thấy đôi
bên cũng không mấy
khác nhau.
Đó
chẳng phải là điều
đáng làm cho chúng
ta bỡ ngỡ hay sao?
Ngoài ra cũng phải
ghi nhận rằng Lãn
Ông và Phùng thị
đã bàn về Mệnh
môn, đã chữa về
thủy hỏa từ thế kỷ
XVIII.
Ấy là ta chưa muốn
nói rằng quan niệm
về Mệnh môn đã
manh nha từ thời
Biển Thước (225
tcn), các phương
dược để trị thủy
hỏa đã có từ thời
Trương Trọng Cảnh
(thế kỷ 2 tcn) và
Tiến Ất (thế kỷ
11).
Ngược lại, tất cả
những khám phá về
«Tuyến thượng
thận» chỉ có từ
thế kỷ
XIX
đến nay.
Các
bài bát vị, lục vị
đã có từ thời
Trọng Cảnh (thế kỷ
II
tcn) và Tiền Ất
(thế kỷ
XI
cn), còn các chất
ACTH, STH,
Cortisone,
Hydrocortisone, và
Désoxycorticostérone
mới được tinh chế
khoảng chứng mấy
chục năm nay.
Thiết tưởng những
bài thuốc hay như
bát vị, lục vị,
những bài thuốc tỏ
ra hiệu nghiệm từ
nhiều thế kỷ qua
rất đáng được
chúng ta quan tâm
mà khảo sát lại.
Giáo sư Huard cho
rằng khi so sánh
Mệnh môn của Lãn
Ông với các Tuyến
thượng thận của
Tây y, tôi đã có
hảo ý muốn bắc một
nhịp cầu giữa Đông
y và Tây y.[11]
Tôi xét mình chưa
xứng đáng với lời
khen tặng đó.
THE «KIDNEYS»
IN ORIENTAL
MEDICINE
by NGUYEN VAN
THO
According to
Oriental
medicine, the
«kidneys» are
not only the
two pea-shaped
organs of
modern
anatomy. With
this word, one
must conceive
a complicated
system,
including the
genito-urinary
tract and the
endocrine
glands, the
adrenal cortex
in particular.
The author,
analysing two
volumes of Lan
Ong’s
encyclopedia,
suggests that
the right
kidney, known
in traditional
medicine as
the «Gate of
Life» with its
three elements
(thermal,
aqueous, and
sexual) might
be likened to
the three
historical
zones of the
cortex, namely
the zona
glomerulosa,
the zona
fasciculata,
and the zona
reticularis.
(Phuong
Dong,
November 1972,
No
17)
|
Trị liệu
pháp của Lãn Ông
so sánh với
trị liệu pháp của
ít nhiều danh y
Trung Hoa
[12]
Nói
đến trị liệu pháp
(thérapeutique,
principes
thérapeutiques),
tức là đề cập đến
một vấn đề hết sức
bao quát của y
học. Vì thế, trong
khuôn khổ một bài
báo chúng ta không
thể nào đi vào
được hết các chi
tiết. Chúng ta chỉ
có thể phác họa ít
nhiều nét đại
cương, ít nhiều
đường lối chính
yếu của các danh
y, ngõ hầu soi
sáng cho chúng ta
một phần nào trên
con đường khảo sát
Đông y. Chính vì
thế mà trước hết
xin quý vị lượng
thứ cho sự sơ lược
của bài này.
A.
TRỊ LIỆU PHÁP CỦA
ÍT NHIỀU DANH Y
TRUNG HOA
1.
Trước hết, tưởng
cũng nên nhắc lại
rằng Đông y đã
được xây nền đắp
tảng trên bộ Nội
Kinh.
Nội
Kinh gồm hai
quyển:
- Tố Vấn gồm 81
chương.
- Linh Khu gồm 81
chương, nói về
châm cứu.
Tuy
sách như là thuật
lại lời đàm thoại
giữa Hoàng Đế
(2696-2598 tcn)
với Kỳ Bá, nhưng
có lẽ sách chỉ
được viết ra
khoảng 1000 năm
trước công nguyên.
Có người lại cho
rằng bộ Nội Kinh
được viết khoảng
thế kỷ 4 tcn.[13]
Bộ
Nội Kinh cho chúng
ta các khái niệm
về cơ thể học,
bệnh lý học, và
trị liệu pháp
(thérapeutique).
Về
phương diện bệnh
lý học
(pathogénie) chẳng
hạn, Nội Kinh đã
chia nguyên nhân
sinh bệnh thành
hai loại:
a.
Ngoại cảm,
do lục dâm: phong,
hàn, thử, thấp,
táo, hỏa.
b.
Nội thương,
do sự thương tổn
của khí huyết,
tạng phủ, Âm
Dương, gây ra bởi:
- Thương thực.
- Lao lực.
- Sắc dục.
- Thất tình (hỉ,
nộ, ưu, tư, bi,
kinh, khủng).[14]
Tuy
nhiên Nội Kinh
không đưa ra một
phương thuốc nào
nhất định và chỉ
chuyên chú về châm
cứu.
2.
Đời nhà Chu, ta
còn thấy hai triết
thuyết về bệnh lý:
-
Triết thuyết thứ
nhất cho rằng bệnh
tật sinh ra là do
nhị khí Âm Dương
trong người không
được điều hòa.
-
Triết thuyết thứ
hai cho rằng bệnh
tật sinh ra do ngũ
hành trong người
không được quân
bình.
Tuy
nhiên, trước đời
nhà Hán (thế kỷ 2
tcn) thì phương
pháp trị liệu nằm
gọn trong các
khoa:
-
Châm
(acupuncture).
-
Cứu (moxa).
-
Án ma
(kinésithérapie,
massage).
3.
Mãi đến đời Hán,
Trương Trọng Cảnh
(đỗ tiến sĩ năm
163 đời Hán Linh
Đế) mới mở một tân
kỷ nguyên cho nền
y học Trung Hoa.
Ông
khảo sát các bệnh
theo bệnh trạng
(manifestations
cliniques) tìm căn
do bệnh tật, định
phương pháp trị
liệu bằng thuốc
men. Ông viết hai
quyển về y học là:
-
Thương Hàn luận.
-
Kim quỹ.
Trương Trọng Cảnh
chủ trương rằng tà
khí xâm nhập vào
cơ thể con người
do 6 Kinh
từ ngoài vào trong
(từ biểu
vào lý)
theo thứ tự sau
đây:
(1)
Thái Dương kinh
(Thủ thái
dương, Tiểu tràng
kinh, Túc thái
dương, Bàng quang
kinh)
(2)
Dương Minh kinh
(Thủ dương
minh, Đại tràng
kinh, Túc dương
minh, Vị kinh)
(3)
Thiếu Dương kinh
(Thủ thiếu
dương, Tam tiêu
kinh, Túc thiếu
dương, Đởm kinh)
(4)
Thái Âm kinh
(Thủ thái âm, Phế
kinh, Túc thái âm,
Tì kinh)
(5)
Thiếu Âm kinh
(Thủ thiếu âm, Tâm
kinh, Túc thiếu
âm, Thận kinh)
(6)
Quyết Âm kinh
(Thủ quyết âm, Tâm
bào lạc kinh, Túc
quyết âm, Can
kinh)
Tổng quát mà nói:
*
Bệnh ở kinh Dương,
thuộc Dương, Biểu
(ngoài), Nhiệt và
Thực, cho nên có
thể dùng những
thuốc:
-
Công, như
phát hãn (làm cho
ra mồ hôi) hoặc
bằng bài Ma hoàng
thang[15]
hoặc Quế chi thang[16]
(bệnh ở Thái Dương
kinh).
-
Hạ (cho đi
xông) bằng bài
Thừa khí thang[17]
(bệnh ở Dương minh
kinh).
-
Hoặc Hòa hoãn
bằng bài Tiển
sài hồ thang[18]
(bệnh ở Thiếu
Dương kinh).
*
Bệnh ở các kinh Âm
thuộc Âm, Lý (bên
trong), Hàn và Hư,
vì thế phải dùng
thuốc Ôn bổ
như:
-
Tứ nghịch thang
(tăng sức
nóng)(bệnh ở Thiếu
Âm kinh).[19]
-
Lý trung thang
(bệnh ở Thái
Âm kinh).[20]
-
Đương qui tứ
nghịch thang
(bệnh ở Quyết Âm
kinh).[21]
Trương Trọng Cảnh
được coi là một vị
thánh y của Trung
Quốc. Ông đã để
lại 113 phương
(ordonnances
magistrales) và
397 y án (schémas
de traitement).
Trần Tu Viên
(khoảng 1803),
trong thiên Cổ
kim y luận,
cho rằng Trương
Trọng Cảnh đã biết
mọi phương pháp
chữa bệnh:
-
Công (médication
agressive)
-
Bổ (médication
tonique)
-
Ôn (médication
réchauffante)
-
Lương (médication
rafraîchissante)
Lại
biết:
-
Tiên công hậu bổ.
-
Tiên bổ hậu công.
-
Hàn nhiệt kiêm
thi.
-
Công bổ tịnh dụng,
v.v.
Mọi
lương y sau này
chỉ khai thác được
một khía cạnh nào
đó của Trương
Trọng Cảnh mà
thôi.
4.
Sau Trương Trọng
Cảnh, bẵng đi một
thời gian khá lâu,
không ai đưa ra
được một chủ xướng
gì mới mẻ. Mãi đến
đời nhà Kim,
Nguyên (1206-1368)
mới thấy có những
danh y xuất hiện,
đưa ra những chủ
xướng mới mẻ. Đời
Kim Nguyên có 4
danh y mà đời sau
gọi là Kim
Nguyên tứ đại gia
[22]
hay «Trương, Lưu,
Lý, Chu, tứ tử».
Đó là:
-
Lưu Hoàn Tố,
t71c Thủ Chân
(giữa khoảng
1115-1260).
-
Trương Tông Chính,
tức Trương Tử Hòa
(1155-1260)
-
Lý Cảo, tức Lý
Đông Viên
(1179-1251)
-
Chu Chấn Hanh, tức
Chu Đơn Khê
(1281-1358)[23]
a. Lưu Hoàn
Tố, tự Thủ
Chân (giữa
khoảng 1115-1260).
Lưu
Hoàn Tố chủ trương
rằng các bệnh sinh
ra trong người vì
Nhiệt thịnh. Vì
thế ông chủ trương
dùng các vị thuốc
hàn lương. Ngoài
ra ông cũng dùng
các loại thuốc:
-
Thổ (vomitifs)
-
Hạ (laxatifs ou
purgatifs)
-
Hãn
(diaphorétiques)
Lưu
Thủ Chân còn chủ
trương rằng Âm
Dương, Ngũ hành ,
Ngũ vận là nguyên
nhân sinh ra bệnh
tật.
Sau
này Trương Giới
Tân (1563-1640) đã
đả kích Lưu Thủ
Chân và cho rằng
các môn thuốc hàn
lương của ông chỉ
có ích cho những
người Trung Hoa ở
phương Bắc, khoẻ
mạnh, chứ không
thích hợp những
người Trung Hoa ở
phương Nam, yếu
hơn.[24]
b. Trương
Tòng Chính, tự
Tử Hòa
(1155-1260).
Trương Tử Hòa chủ
trương rằng các
bệnh sinh ra là do
tà khí bên ngoài
đột nhập vào cơ
thể, nên cần phải
trừ khử bằng các
thuốc công, hạ
(médication
diaphorétique,
émétissantes,
purgatives,
laxatives). Ông
đặc biệt ưa dùng
thuốc hạ
(purgatifs).
c. Lý Cảo,
tự Đông
Chi, hiệu
Đông Viên
(1179-1251)
Lý
Đông Viên cho rằng
các bệnh sinh ra
là do sự mất quân
bình giữa Tì (-)
và Vị (+); Vì thế,
ông chuyên môn bổ
Tì. Chính ông đã
sáng chế bài
Bổ
trung ích khí
thang.
d. Chu Đơn
Khê, tự
Ngạn Tu,
hiệu
Chấn Hanh
(1281-1358)
Chu
Đơn Khê chủ trương
rằng các bệnh sinh
ra là do ăn uống
thiếu chất bổ
dưỡng. Ông lại cho
rằng trong
người Âm thường
bất túc, Dương
thường hữu dư. Vì
thế ông chuyên bổ
Âm.
5.
Đến đời Minh
(1368-1644), ta
lại thấy y học
chia ra thành
nhiều phái:
a. Công hạ
phái.
Phái này
chủ trương như
Trương Tử Hòa xưa
rằng nên dùng các
loại thuốc công,
hạ.
b. Dưỡng Âm
phái.
Phái này
theo chủ thuyết
của Chu Đơn Khê,
dùng các thuốc bổ
âm.
c. Ôn bổ
phái.
Phái này do
các lý thuyết gia
sau đây lãnh đạo:
-
Tiết Dĩ, tự Lập
Trai (khoảng
1500-1560)
-
Trương Giới Tân,
tự Huệ Khanh, hiệu
Cảnh Nhạc
(1563-1640)
Ôn
bổ phái chủ
trương: Dương khí
trong người chính
là sinh khí, khó
được và dễ mất, vì
thế phải dùng
thuốc ôn bổ để
dưỡng Dương kh,
chứ không được
dùng những thuốc
hàn, lương.
Tóm
lại ta thấy các
danh y Trung Hoa:
a.
Người thì lưu tâm
đến tà khí và chỉ
chuyên dùng thuốc
công, hạ để trừ
khử.
b.
Người thì lưu tâm
đến cơ thể con
người, và cho rằng
các bệnh sinh ra
là do Âm Dương nhị
khí không điều
hòa, hoặc Tì, Vị
mất quân bình cho
nên:
- Hoặc chủ trương
bổ Âm (bổ thận
thủy, bổ huyết)
- Hoặc chủ trương
bổ Dương (bổ thận
hỏa, bổ khí)
- Hoặc chủ trương
bổ Tì.
Vì
thế đã có nhiều
người tóm tắt trị
liệu pháp của
Trung Hoa
bằng bốn chữ
Công, Lương, Ôn,
Bổ.
B.
TRỊ LIỆU PHÁP CỦA
LÃN ÔNG
Những nguyên tắc
trị liệu của Lãn
Ông hết sức sáng
suốt và vững vàng.
Trong quyển Y
hải cầu nguyên
nơi chương Hư
Thực, ông viết đại
khái như sau:
«Các bệnh nội
thương càng ngày
càng tăng, vì
phong hóa suy đồi,
tiết khí trở nên ô
trọc hơn. Con
người bị ảnh hưởng
ngoại cảnh, càng
ngày càng trở nên
yếu đuối.
«Vì
thế thời cổ người
ta dùng các bài
thuốc công phạt
như Ma hoàng, Thừa
khí.
«Thời trung cổ,
người ta đổi
phương lược, và
dùng những thuốc
vừa bổ vừa tả như
Sâm tô thang, Nhân
sâm bại độc tán.
«Sau này, Lý Đông
Viên lại sáng chế
ra các bài:
- Bổ trung ích khí
- Nhân sâm dưỡng
vinh thang, chỉ
gồm toàn vị bổ.
«Các cách trị liệu
ấy, theo đà thời
gian, đều có kết
quả, chứng tỏ rằng
cơ thể con người
ngày một suy yếu
hơn.
«Cho nên ngày nay
những thuốc công,
hạ ít được dùng,
trái lại, các
thuốc ôn bổ
ngày một được dùng
nhiều hơn.»
[25]
Tuy
nhiên các bệnh do
ngoại thương,
ngoại cảm. các
bệnh thực chứng
không phải là
không có.
Như
vậy phải có những
tiêu chuẩn chính
xác để phân biệt
thực chứng do
ngoại cảm với hư
chứng do nội
thương, để mà tùy
nghi tả
(trong trường hợp
thực chứng) hay
bổ (trong
trường hợp hư
chứng).
Lãn
Ông cho ba tiêu
chuẩn sau đây:
+ Xem tạng người
bệnh nhân mạnh yếu
ra sao.
+ Xem mạch mạnh
yếu ra sao.
+ Xem bệnh diễn
biến ra sao.
1. Xem
tạng người bệnh
nhân mạnh yếu ra
sao.
Lãn
Ông viết trong
Châu Ngọc Cách
Ngôn như sau:
«Quan hình dĩ bẩm
nhược bẩm cường,
xác kỳ vi hư vi
thực nhi trị.»
(Xem hình sắc để
nhận biết người
yếu hay người
mạnh, để xác định
là hư chứng hay
thực chứng mà
trị.)
Ông
bình tiếp:
«Những người bẩm
thụ phong hậu,
tuổi trẻ, sức
mạnh, khí huyết
đầy đủ, xương thịt
cân xứng, nếu lỡ
có đau yếu thì nên
lấy thực chứng mà
trị.
«Những người bẩm
thụ sơ bạc, tuổi
già sức yếu, người
mắc bệnh nặng,
người đau yếu lâu
ngày hay đàn bà
sản hậu và người
tuổi đã nhiều mà
còn đẻ, nếu bị cảm
thương, trước sau
nhất thiết cứ theo
hư chứng mà trị.
«Sách Nội Kinh
viết rằng: ‘Việc
trị liệu, trước
nên xét về nguyên
khí làm chủ đã,
rồi sau mới tìm
đến bệnh tật, ý
nghĩa ấy thật sâu
xa’.»[26]
2. Xem
mạch mạnh yếu ra
sao.
Lãn
Ông viết trong
Châu Ngọc Cách
Ngôn:
«Sát mạch dĩ hữu
lực vô lực, minh ư
khả bổ khả tả chi
cơ.» (Xét mạch để
nhận biết hữu lực,
vô lực mà quyết
định là nên bổ
hay nên tả
cho rõ.)
Ông
bình tiếp:
«Trong sách
Mạch yếu quyết
của Dụ Gia Ngôn
nói rằng không cần
phải hỏi là mạch
phù hay trầm, mạch
đại hay tiểu ở bộ
nào, chỉ thấy cứ
trọng án đến tận
xương mà còn thấy
hữu lực, hữu thần,
là «thực»; nếu vô
lực, vô thần, là
«hư».
«Ta
mới xem qua câu
sách ấy, tưởng nói
như vậy thì sơ
lược, thiển cận
quá; nhưng từng
thí nghiệm mỗi khi
xét mạch, mà có sự
nghi ngờ là hư hay
thực, rồi chiêm
nghiệm lời dạy
trên, thì thực chả
sai một mảy may.
Lời dạy của bậc
Tiền triết thực là
đúng.»
[27]
Ta
có thể dịch hai
câu:
«Quan hình dĩ bẩm
nhược bẩm cường,
xác kỳ vi hư vi
thực nhi trị.» và
«Sát mạch dĩ hữu
lực vô lực, minh ư
khả bổ khả tả chi
cơ.» thành mấy câu
lục bát như sau:
«Xem người mạnh
yếu ra sao,
Bệnh hư, bệnh thực
lẽ nào chẳng phân.
Mạch tùy mạnh yếu
chuyển vần,
Tức
thì tả bổ sẽ lần
ra ngay.»
3. Xem
bệnh diễn biến ra
sao.
a.
Những thực bệnh do
ngoại cảm, thường
bạo phát, nhưng
bạo biến.
b.
Những «hư chứng»
do nội thương,
thường phát hiện
một cách chậm
chạp, nhưng lại
dai dẳng, khó hết.
c.
Những bệnh mới mắc
hoặc do ngoại cảm,
hoặc do nội
thương.
d.
Những bệnh kinh
niên chắc chắn là
do nội thương.[28]
Khi
đã định được là hư
chứng rồi, thì Lãn
Ông lại nhận định
thêm như sau:
*
Bệnh nhẹ mới mắc
là do:
- Khí hư, chữa
bằng bài Tứ
quân.[29]
- Hoặc huyết hư,
chữa bằng bài
Tứ vật.[30]
*
Bệnh mắc đã lâu
ngày, hoặc là kỳ
bệnh, quái bệnh,
là do:
- Hỏa hư, sẽ chữa
bằng Bát vị.[31]
-
Thủy hư, sẽ chữa
bằng Lục vị.[32]
Lãn
Ông viết trong
Châu Ngọc Cách
Ngôn:
«Phàm những bệnh
đã thuộc hư chứng
(khí huyết đều suy
yếu), mà những
chứng bệnh lặt vặt
ở ngoài nó nhiều
như ong vỡ tổ (ví
dụ: nào là ho, đau
đầu, chóng mặt,
nào là đau lưng
mỏi gối, nào là
đau bụng đau răng,
ôi đủ thứ). Nhưng
nhất thiết không
tìm tòi quanh quẩn
chi li, mà thấy
đâu trị đó, chẳng
hạn thấy đau đầu
thì trị đau đầu;
thấy đau chân thì
trị đau chân, v.v.
Chỉ cần tìm căn
bản mà trị, hễ cái
cây mà vun đắp
được thì cành lá
tốt tươi; hễ cái
bệnh gốc mà trị
được, thì các bệnh
ngọn tự nhiên hết.
«Sách Nội Kinh
rằng: ‘Trị kỳ
nhất, tắc bách
bệnh tiêu; trị kỳ
dư tắc đầu tự
loạn.’(trị mỗi
bệnh gốc thì trăm
bệnh khác tiêu;
nếu trị bệnh dư
thừa, thì đầu mối
rối beng). Cho nên
những hư chứng vừa
vừa thì trách cứ
vào khí huyết hữu
hình ở hậu thiên
mà trị; những
chứng đã hư nhiều,
thì tìm vào thủy
hỏa vô hình ở tiên
thiên mà trị.
«Sách Nội Kinh
rằng: ‘Tiểu bệnh
tất do khí huyết
chi sở thương, đại
bệnh tất cầu thủy
hỏa chi vi hại.’
(những bệnh nhỏ
hẳn do khí huyết
làm đau, những
bệnh lớn hẳn do
thủy hỏa làm hại.)
Như vậy trị bệnh
nhỏ mà bỏ khí
huyết không trị;
trị bệnh lớn mà bỏ
thủy hỏa không
trị, lại đi tìm
những bệnh lặt vặt
mà trị, thật là kẻ
leo lên cây mà
kiếm cá, làm sao
có cá được?»
[33]
Ngoài ra, ta cũng
thấy rằng Lãn Ông
chủ trương cần
phải lưu tâm đến
sự suy yếu dần dà
của cơ thể con
người theo đà thời
gian; đến những
điều kiện địa dư,
hoàn cảnh xã hội,
những sự khác biệt
về sự phản ứng của
mỗi một người và
vì thế không được
nhắm mắt dùng
những phương thuốc
cho bệnh nhân mọi
loại, bất phân
khoẻ yếu, mà cần
phải biết biến chế
gia giảm.[34]
Lãn
Ông ưa dùng hai
phương thuốc Bát
vị và Lục vị và đã
dùng hai phương ấy
để chữa nhiều bệnh
khác nhau.
Sở
dĩ được như vậy vì
Lãn Ông đã biết
chế biến, gia
giảm, làm cho hai
phương thuốc ấy
trở nên biến hóa,
linh động vô cùng.
Nói
thế tức là Lãn Ông
đã không dùng
thuốc một cách
trần trần cố định,
mà biết tùy nghi
biến chế để cho
thuốc xứng với
bệnh, thuốc xứng
với người. Phùng
thị gọi thế là
hoạt pháp.[35]
KẾT
LUẬN
Sánh trị liệu pháp
của Lãn Ông với
trị liệu pháp của
các danh y Trung
Hoa ta thấy Lãn
Ông đã lãnh hội
được chỗ vi diệu
của y lý Trung
Hoa, nên đã có
những chủ xướng
hết sức độc đáo,
những sáng kiến
riêng tư, không
chịu lệ thuộc vào
những khuôn khổ cố
định của tiền
nhân. Như thế mới
gọi là biết làm
thuốc.
Cuối cùng xin mạn
phép kết bài này
bằng một câu Nội
Kinh: «Tri yếu
giả, nhất ngôn nhi
chung; bất tri yếu
giả, lưu tán vô
cùng.»
Dịch:
Biết thời một chữ
là xong,
Không rành yếu
chỉ, lung tung tán
loàn.[36]
CHÚ THÍCH
[1]
Đã đăng tạp chí
Phương Đông, số
17, tháng
11-1972, chủ
đề
Y Lý Đông
Phương. -
Bài này phỏng
theo chương
Étude critique
du livre
«Les Secrets des
Reins révélés»
trong Les
Secrets des
Reins révélés,
luận án y
khoa của tác
giả, đệ trình
tại Y Khoa Đại
Học Đường Hà
Nội, tháng
12-1952.
Luận án này đã
được giải thưởng
luận án năm ấy,
và đã được giáo
sư Pierre Huard
toát lược và phê
bình trong quyển
Bibliographie
-
Études
historiques sur
l’ancienne
médicine au
Vietnam et en
Chine
(B.S.E.I., N.S.,
Tome XXX, No2,
2è trimestre
1955,
tr.180-181) và
đề cập đến nhiều
lần trong các
sách khác như:
Lãn Ông et la
Médicine
Sino-vietnamienne
(B.S.E.I.,
N.S., Tome
XXVIII, No,
3è trimestre
1953, tr.224),
và P.Huard
et Wong Ming,
La Médicine
chinoise au
cours des
siècles, Les
Éditions Roger
Dacosta Paris,
1959, tr.113.
Gần đây,
BS
Hồ Chung Tú,
trong quyển luận
án của ông, nhan
đề là Tư
Tưởng và Sự
Nghiệp của Lãn
Ông
(15-8-1971) cũng
đã trích dịch
đoạn dài để cho
vào luận án của
ông, từ tr.76
đến tr.101.
[2]
Phùng thị Cẩm
Nang, q. 1,
tr.47: Bình
Triệu thị Y Quán
thuyết.
[3]
Lãn Ông,
Huyền Tẫn Phát
Vi, tr.3-9.
[4]
Xem Phùng thị
Cẩm Nang,
mộc bản, q.2,
tr.3b.
Hải Thượng Lãn
Ông, Huyền
Tẫn Phát Vi,
tr.5b.
[5]
Xem Huyền Tẫn
Phát Vi,
tr.5b và 6a.
[6]
Vô Dương tắc Âm
vô dĩ sinh, vô
Âm tắc Dương vô
dĩ hóa (Châu
Ngọc Cách Ngôn,
tr.15a) - Bổ
thủy chế Dương
quang, bổ hỏa dĩ
tiêu Âm ế…
[7]
Những chữ
Principe
thermique và
Principe
aqueux là do
tôi sáng tạo khi
làm luận án để
dịch những chữ
Chân hỏa, Chân
thủy.
[8]
Cách xếp 8 vị
trên theo hình
quẻ Khảm đã được
thấy trong
P.Huard và Wong
Ming,
Bibliographie de
la Médicine
chinoise
(B.S.E.I., N.S.,
Tome XXXI, No3,
1956, tr.2). Ta
cũng có thể phân
chia như sau:
(1)
Bổ hỏa:
Quế, Phụ.
(2)
Bổ thủy:
Thục địa, Sơn
thù.
(3)
Bổ tì:
Hoài sơn, Phục
linh.
(4)
Thanh nhiệt:
Đơn bì.
(5)
Tả: Trạch
tả.
[9]
Xem Nguyễn Văn
Thọ, Les
Secrets des
Reins rélévés,
luận án, tr.125.
- Guyton,
Textbook of
Medical
Physiology,
Saunders, 1963,
chương 74, từ
tr. 99 trở đi.
[10]
Xem Bradley M.
Patten, Human
Embryology,
1948, tr.74.
[11]
«Corrigé par une
longue pratique
médicale, la
thèse de Lãn
Ông, brillamment
exposé par M.
Thọ, retient
l’attention,
même lorsqu’il
assimile les 3
éléments de la
«Porte de Vie»
(thermique,
aqueux, et
sexuel) aux 3
zones
historiques
(fasciculée,
réticulée et
glomérulée) de
la surrénale et
lorsqu’il
établit une
comparaison avec
le syndrome
d’adaptation de
Seylie. Elle
joue sur la
pathogénie
chinoise des
maladies
attribuées soit
à des influences
externes, soit à
des perturbation
internes. Bien
que nous soyons
là en présence
d’une
extrapolation de
la pensée
sino-vietnamienne,
on doit savoir
gré à l’auteur
de son énorme
effort et de son
désir louable de
jeter des ponts
entre la
médicine
extrême-orientale
et de la
médicine
extrême-occidentale.»
Pierre Huard,
Bibliographie
-
Études
historiques sur
l’ancienne
médicine au
Vietnam et en
Chine
(B.S.E.I., N.S.,
Tome XXX, No2,
2è trimestre
1955, tr.181)
[12]
Đã đăng tạp chí
Phương Đông, số
18, tháng
12-1972, chủ dề
Y Lý Đông
Phương.
[13]
P.Huard và Wong
Ming,
Bibliographie de
la Médicine
chinoise
(B.S.E.I.
N.S., Tome XXXI,
No3,
3e trim. 1956.
Bị chú:
Trong bài này
xin miễn bàn về
những vấn đề
thông thường
như: Hư thực,
Hàn nhiệt, Biểu
lý, Thủy hỏa,
v.v. cũng như
không bàn về các
phương pháp trị
liệu khái quát
như: bổ
(toniques), hãn
(diaphorétiques),
hạ (laxatfs,
purgatifs), hòa
giải
(régulateurs),
thanh
(dépuratifs,
refraichissants),
ôn
(réchauffants),
thấm
(diurétiques),
thổ (vomitifs),
tiêu
(dissolvants),
cố sáp
(astringents),
trấn
(tranquillisants),
v.v.
[14]
Bách bệnh lập
danh tuy phiền,
nhiên bất việt
Âm Dương, ngũ
hành sinh khắc,
lục dâm, thất
tình, ngũ hỏa dữ
ẩm thực, lao
quyện tương hiệp
truyền biến nhi
dĩ. Kinh sở vị:
Tri kỳ yếu giả
nhất ngôn nhi
chung; bất tri
kỳ yếu, lưu tán
vô cùng giả thử
nhĩ.
Phùng thị Cẩm
Nang,
q.2, chương
Thất tình luận,
tr.34a.
…
Như vậy thất
tình đây không
phải «Ai, cụ,
hỉ, nộ, ái, ố,
dục» như ta
thường hiểu. Xem
Phùng thị Cẩm
Nang, q.2,
chương Thất
tình luận,
tr.33b và xem
P.Huard et M.
Durand, Lãn
Ông et la
Médicine
Sino-vietnamienne
(B.S.E.I.,
N.S., Tome
XXVIII, No,
3è trim.1953,
tr.47)
[15]
Ma hoàng
thang: trị
thương hàn. Thái
dương chứng, tà
còn ở ngoài,
phát nóng, nhức
đầu, mình mẩy
thắt lưng và
khớp xương đau;
cổ cứng, sợ gió,
sợ lạnh, không
mồ hôi, khò khè,
mạch khẩn.
Ma hoàng (3
lượng), Quế chi
(2 lượng), Hạnh
nhân (20 hạt),
Chích cam thảo
(1 lượng). (Các
bài thuốc và lời
bình rút trong:
Phạm Văn Điều,
Đông Y Dược
Học Khóa Toát
Yếu)
[16]
Quế chi thang:
Trị Thái dương,
trúng phong,
Dương phù Âm
nhược, phát
nóng, nhức đầu,
ghét gió, ghét
lạnh, nhảy mũi,
oẹ khan.
Quế chi, Thược
dược, Sinh
khương (mỗi thứ
3 lượng); Chích
cam thảo (2
lượng); Đại táo
(12 trái). Uống
nóng sau đó ăn
cháo nóng, ra mồ
hôi thì thôi;
chưa ra mồ hôi
thì cho uống
thêm.
[17]
Thừa khí
thang (thuốc
xổ): Trị bệnh
thương hàn,
Dương minh
chứng, bao tử
đầy, táo bón,
phát nóng, nói
sảng, mồ hôi râm
rấp, no đầy,
buứt rứt. -- Có
2 bài: Đại
thừa khí và
Tiểu thừa khí.
Đại thừa khí:
Đại hoàng tẩm
rượu (5 chỉ),
Mang tiêu (4
chỉ), Hậu phác
(3 chỉ), Chỉ
thiệt (3 chỉ).
Nấu Hậu phác và
Chỉ thiệt trước,
sau cho Đại
hoàng; khi rót
xuống trộn mang
tiêu.
Tiểu thừa
khí: Chỉ có
Đại hoàng, Chỉ
thiệt, Hậu phác.
[18]
Tiển sài hồ
thang: Có
tính hoãn trị
rét mới phát,
hoặc thương hàn,
... kinh, Thiếu
Dương. Sài hồ (8
chỉ), …Nhân sâm,
Cam thảo, Hoàng
Cầm, mỗi … thêm
gừng táo. (các
chỗ … là bị mất
chữ trong bản
photo)
[19]
Tứ nghịch
thang: trị
thương hàn thuộc
tam âm, mình
đau, bụng đau,
đại tiện nguyên
đồ ăn, ghét
lạnh, không
nóng,
[…]
lạnh ngắt, hoặc
không ghét lạnh
mà bứt rứt,
trong lạnh ngoài
nóng, hoặc ói
mửa, cổ đau,
mạch trầm, vi
tế, sắp tuyệt. -
Phụ tử sống (1
củ), Càn khương
(1
[…]
), Chích cam
thảo (2 lượng).
Nấu cho uống.
(ghi chú:
các chỗ
[…]
là bị mất chữ
trong bản
in)
[20]
Lý trung
thang: Trị
thương hàn, Thái
âm, tiêu chảy,
không khát,
[…]
đau bụng, mạch
trầm, không sức,
chân tay móp, co
quắp, tức ngực,
nghẹn, ói ra
[…]
- Bạch truật
(sao với đất
vách cũ)
(2
[…]
), Nhân sâm, Càn
khương (sao
vàng), Cho mỗi
vị 1 lượng, tán
nhuyễn, cho uống
tiếp 4 chỉ.
[21]
Đương qui tứ
nghịch thang:
Trị thương
hàn Quyết Âm,
chân tay lạnh,
mạch nhỏ, sắp
tuyệt.- Đương
qui (
[…]
), Bạch thược,
Tế tân mỗi vị 3
lượng, Cam thảo,
Thông thảo mỗi
vị 2 lượng, Táo
(25 trái). Nấu
cho uống nhiều
[…]
nhiều thang.
Bị chú:
Dĩ nhiên, đây
chúng ta chỉ
[…]
sơ lược một vài
phương thang của
Trọng Cảnh. Thực
ra ông có hơn
100 thang. Đọc
thêm: Trần Tu
Viên, Thương
[…]
phương thang
ca quyết. Đỗ
Đình Tuân,
Đông Y lược khảo
[…]
(chương Lục kinh
chính bệnh, tr.
[…]
). Phạm văn
Điều, Đông y
dược học khảo
yếu, các tr.
252, 254, 262,
279.
(ghi chú:
các chỗ
[…]
là bị mất chữ
trong bản
in)
[22]
P. Huard,
Bibliographie de
la Médicine
chinoise,
p.186. No 50.
[23]
Ibid. pp.199-200
[24]
P. Huard et
Wong,
Bio-Bibliographie
de la Médicine
chinoise,
p.191.
[25]
Xem Y hải cầu
nguyên,
chương Hư Thực,
tr.36.
[26]
Xem Châu Ngọc
Cách Ngôn,
q.thượng, tr.6b,
7a. Trích: bản
dịch Châu
Ngọc Cách Ngôn
của cụ Định
Ninh Lê Đức
Thiếp (bản đánh
máy), tr.24.
[27]
Xem Châu Ngọc
Cách Ngôn,
q.thượng, tr.6a
và 7b. Xem bản
dịch Châu
Ngọc Cách Ngôn
của cụ Định
Ninh Lê Đức
Thiếp (bản đánh
máy), tr.24.
[28]
Xem Y hải cầu
nguyên,
chương Âm Dương,
tr.8 và chương
Tri Tắc, tr.22.
[29]
Tứ quân thang:
Nhân sâm, Bạch
truật (mỗi thứ 2
chỉ), Bạch linh
(3 chỉ), Cam
thảo (2 chỉ).
[30]
Tứ vật thang:
Thục địa (2
chỉ), Đương qui,
Bạch thược (mỗi
thứ 1 chỉ),
Xuyên khung (1
chỉ).
[31]
Bát vị:
Quế, Phụ, Đơn
bì, Hoài sơn,
Sơn thù, Phục
linh, Trạch tả,
Thục địa.
[32]
Lục vị:
Bài Bát vị bỏ
Quế, Phụ.
[33]
Xem Châu Ngọc
Cách Ngôn,
q.hạ, tr.22b.
Xem bản dịch
Châu Ngọc Cách
Ngôn của cụ
Định Ninh Lê Đức
Thiếp (bản đánh
máy), tr.57.
[34]
Chính vì thế mà
Lãn Ông không
dùng Ma hoàng
thang và Quế chi
thang của Trọng
Cảnh. Xem
P.Huard et M.
Durand, Lãn
Ông et la
Médicine
Sino-vietnamienne,
p.225.
[35]
Nại hà cận y xả
chí linh chí
biến chi lý, nhi
chấp bất linh
bất biến chi
thành phương.
Thị dĩ Tố vấn
vô phương ,
Nạn Kinh
vô phương; phi
vô phương dã; vi
phương hoạt pháp
dã. Hán thế tài
hữu phương ư
phỏng dã.
Phùng thị Cẩm
Nang, q.1,
tr.43b
[36]
Phùng thị Cẩm
Nang, q.2,
chương Thất tình
luận, tr.34a.
Bị Chú:
Bài này hầu hết
được trích ra từ
chương
Parallèle entre
Lãn Ông et les
auteurs
chinoises từ
tr.103 đến 109
trong luận án Y
khoa bác sĩ của
tác giả, nhan đề
là Les
Secrets des
Reins révélés,
luận án y
khoa của tác
giả, đệ trình
tại Y Khoa Đại
Học Đường Hà
Nội, tháng
12-1952. Luận án
này đã được giáo
sư Pierre Huard
nhiều lần đề cập
tới cũng như
toát lược và phê
bình. Xin đọc:
- Pierre Huard
et M.Durand,
La Médicine
Sino-vietnamienne
(B.S.E.I.,
N.S., Tome
XXVIII, No,
3è trimestre
1953,
tr.224-240)
- Pierre Huard,
Bibliographie
-
Études
historiques sur
l’ancienne
médicine au
Vietnam et en
Chine
(B.S.E.I., N.S.,
Tome XXX, No2,
2è trimestre
1955)
nguồn: http://nhantu.net
0 Nhận xét