1. Mẹ Thiên Chúa
Có một nhóm giáo dân trong một thành phố nhỏ quyết định làm một máng
cỏ giáng sinh ở công trường. Họ đi xin những người hảo tâm giúp đỡ.
Đứng đầu danh sách những người hảo tâm là ông chú bút một tờ tuần báo
địa phương. Ông ta ủng hộ việc này cho tới lúc cha cha sở phát biểu.
Nhiều người, nhất là trẻ em sẽ phấn khởi nhìn thấy Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ,
thánh Giuse và cả những con vật nữa, ở đây ngay tại trung tâm thành
phố.
Thế nhưng, ông chủ bút liền kêu to:
- Không, phải bỏ Đức Mẹ đi, đừng có bày đặt lắm chuyện làm chi.
Cha sở nghe vậy bèn nói với ông ta:
- Ông bảo gì vậy? Ông thử nói cho tôi hay: Một người sinh ra mà lại
không do người mẹ, thì tôi sẽ đồng ý bỏ Đức Mẹ. Đức Mẹ phải ở với Con
mình trong công trường thành phố. Tại sao không?
Đúng thế, Mẹ đã ở với Chúa Giêsu ngay từ lúc Ngài được dựng thai cho
tới khi Ngài lên trời và Mẹ còn liên kết với Ngài trong suốt dòng lịch
sử. Vì thế, chúng ta không thể tưởng nghĩ tới Chúa Giêsu mà không tưởng
nghĩ Mẹ Ngài. Cũng như chúng ta không thể tưởng nghĩ đến một em bé mà
không tưởng nghĩ đến người mẹ của em.
Chúa Giêsu là người thật nhưng cũng là Thiên Chúa thật. Đức Maria là
Mẹ của Thiên Chúa làm người, theo ý nghĩa là con trẻ Mẹ sinh ra có bản
tính Thiên Chúa và bản tính con người.
Ngày đầu năm dương lịch, Giáo hội muốn chúng ta tôn vinh Mẹ Thiên
Chúa. Bởi vì không ai xứng đáng được gọi là mẹ sự sống cho bằng Mẹ Thiên
Chúa. Mẹ đã ban sự sống nhân loại cho Chúa Giêsu, Đấng đã nói: Tôi đến
cho người ta được sống và sống dồi dào. Một đời sống thể lý tốt đẹp hơn,
một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. Điều đó sẽ làm cho mọi người được
hạnh phúc trong năm mới. Chúng ta phải chú trọng giá trị của sự sống.
Những vụ tàn sát, những tai nạn xe cộ, những cuộc chiến và đói kém đã
cướp đi hàng trăm ngàn cuộc sống. Sự sống đã trở thành rẻ mạt. Một cuộc
nghiên cứu mới đây cho biết: trẻ em Hoa Kỳ ở vào tuổi 17 đã xem 18.000
vụ tàn sát qua truyền hình. Đồng thời trong năm mới này có biết bao
nhiêu bà mẹ, thay vì cho con cái mình sự sống, thì đã giết chúng bằng
những vụ phá thai. Vì thế, chúng ta cần đến một người mẹ cao siêu để
chấm dứt sự tàn sát này. Bước sang năm mới, Mẹ Thiên Chúa làm người, sẵn
sàng cứu giúp mọi bà mẹ để trao ban sự sống thay vì huỷ diệt nó đi. Mẹ
cũng sẵn sàng xin được nơi người Con của mình một sự sống tinh thần mạnh
mẽ hơn, một sự sống được tiếp tục ngay cả sau cái chết thể xác. Sự sống
mà người Con của Mẹ đã ban cho chúng ta một cách dồi dào trong thánh lễ
và trong các bí tích. Một sự sống ngập tràn hạnh phúc mà chúng ta sẽ
cầu chúc cho nhau trong năm mới này.
2. Mẹ Thiên Chúa
Có một chàng thanh niên sống bê tha và tội lỗi. Anh cảm thấy chán nản
và tuyệt vọng... Trong cơn khủng hoảng ấy, tình cờ anh đã bước vào một
ngôi nhà thờ và đến ngồi trước tượng Đức Mẹ. Anh không thuộc một lời
kinh nào để cầu nguyện và anh cũng chẳng biết Đức Mẹ là ai. Vì thế anh
đã thốt lên:
- Nếu Ngài quả thực hiện diện nơi đây, thì xin hãy làm cho con được tin.
Bỗng dưng như có một làn gió mát thổi vào tâm hồn và anh cảm thấy được bình an và sau đó đã làm lại cuộc đời mình.
Từ câu chuyện trên chúng ta nhận thấy Mẹ Maria không phải chỉ là Mẹ
Thiên Chúa, mà còn là mẹ của mỗi người chúng ta. Mẹ hằng yêu thương,
chăm sóc và giúp đỡ chúng ta.
Khi sinh Đức Kitô, thì đồng thời, Mẹ cũng sinh ra một nhân loại mới,
như lời thánh Phaolô đã xác quyết: Khi thời gian viên mãn, Thiên Chúa
sai Con Ngài xuống thế, sinh làm con một người nữ và sống dưới chế độ
luật Do Thái để cứu chuộc những người sống dưới luật đó, hầu chúng ta
trở thành con cái Thiên Chúa.
Và Công đồng Vat. II đã diễn tả: qua mầu nhiệm nhập thể, Con Thiên
Chúa đã tự liên kết mình với mọi người. Ngài làm việc bằng đôi tay, suy
nghĩ bằng khối óc, hành động bằng sự chọn lựa và yêu thương bằng trái
tim loài người. Sinh ra từ lòng Đức Trinh Nữ Maria, Ngài thực sự trở
thành một người trong chúng ta, hoàn toàn giống như chúng ta, ngoại trừ
tội lỗi.
Đức Maria là mẹ chúng ta, nên Mẹ luôn nâng đỡ bầu cử cho chúng ta
trước mặt Chúa. Không biết đến Mẹ là không biết đến món quà quí giá mà
Thiên Chúa đã ban tặng, đó chính là tình mẫu tử của Mẹ Maria đối với
chúng ta.
Điều này khiến chúng ta nghĩ tới năm mới. Năm mới với niềm hy vọng
mới, với cuộc đời mới, là cơ hội để chúng ta bắt đầu lại. Năm cũ đã qua
rồi, năm mới như trang giấy mở rộng trước mắt chúng ta. Thật là thích
hợp khi Giáo Hội chọn ngày đầu năm để mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên
Chúa. Sự kiện này nhắc chúng ta nhớ đến tình mẫu tử của Me, nhớ đó chúng
ta có được niềm hy vọng mới và cuộc đời mới.
Nếu chúng ta đang tìm cho mình một hướng đi trong năm mới, thiết
thưởng không một hướng đi nào vừa bảo đảm lại vừa tốt đẹp cho bằng hãy
chạy đến với Đức Maria. Với chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ có đủ khả năng
để bầu cử và giúp đỡ chúng ta. Với địa vị làm mẹ chúng ta, ẹ có dư tình
thương, để sẵn sàng thực hiện những điều chúng ta van xin, vì vậy chúng
ta vốn thường đọc:
- Xưa nay chưa từng nghe nói có người nào chạy đến kêu xin cùng Mẹ mà Mẹ chẳng nhận lời.
Hay như thánh Bernado cũng đã bảo:
- Kêu xin Mẹ, chúng ta sẽ không bao giờ bị lầm được lạc lối.
Bởi đó trong giây phút linh thiêng này, chúng ta hãy đặt trót 365
ngày của năm mới này dưới sự che chở và nâng đỡ của Đức Maria, Mẹ Thiên
Chúa và Mẹ chúng ta.
3. CƯU MANG VÀ SINH HẠ MỘT THẾ GIỚI MỚI (ĐTGM. Ngô Quang Kiệt)
Các mục đồng vào hang đá và nhận thấy một Hài Nhi sơ sinh nằm trong
máng cỏ. Hài Nhi Giêsu chào đời khai sinh một thế giới mới. Đức Mẹ đã
sinh ra một con người mới.
Đức Mẹ sinh ra một thế giới mới để sửa chữa thế giới cũ do Evà sinh
ra. Thế giới cũ của bà Evà là môt thế giới đổ vỡ. Từ chỗ bất tuân lệnh
Thiên Chúa, thế giới đã đi đến chỗ bất hoà với nhau: ông Adong đổ lỗi
cho bà Evà, bà Evà đổ lỗi cho con rắn. Không những bất hoà với nhau mà
còn bất hoà cả với súc vật, cỏ cây, ruộng đất. Và từ chỗ bất hoà đi đến
bất hạnh: Anh em Cain và Aben giết lẫn nhau. Con người phân tán, chia
rẽ. Thế giới đổ vỡ này phát sinh từ lòng kiêu ngạo và thói ích kỷ chỉ
nghĩ đến bản thân mình.
Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới vâng phục Thiên Chúa. Chúa
Giêsu hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha nên đã sinh xuống thế làm
người và từ bỏ ý riêng, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến nỗi
bằng lòng chịu chết trên thập giá. Đức Mẹ vâng phục thánh ý Thiên Chúa
khi thưa "Xin vâng" với thiên thần. Thánh Giuse vâng phục Thiên Chúa nên
trở về nhận Đức Mẹ làm bạn. Các mục đồng vâng theo lời thiên thần đến
hang Bêlem tìm Chúa. Ba Vua vâng phục theo ánh sáng ngôi sao đến thờ lạy
Chúa.
Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới hài hoà. Sự hài hoà không
phải chỉ có giữa Chúa Giêsu với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Cảnh Chúa Giêsu
nằm giữa thiên nhiên, trong hơi ấm của bầy chiên bò, với đoàn mục đồng
và Ba Vua quây quần chung quanh nói lên một thế giới chung sống hoà
bình. Chúa sống hoà hợp với trời đất, với con người và với thiên nhiên.
Con người sống hoà hợp với Chúa và với nhau.
Thế giới mới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới quên mình. Chúa Giêsu
đã quên địa vị mình là Thiên Chúa để xuống ở với nhân loại. Chúa Giêsu
đã quên mình là Đấng thánh thiện để đến với người tội lỗi. Chúa đã quên
mình là Thầy, là Cha, nên quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, các con cái
của mình. Và nhất là Chúa đã quên mình là vô tội đến nỗi sẵn lòng hiến
thân chịu chết cho loài người tội lỗi. Thánh Giuse và Đức Mẹ quên mình
để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Mục đồng quên mình, giữa đêm
khuya lạnh lẽo, bỏ giấc ngủ đến tìm Chúa. Ba Vua quên mình bỏ nhà cửa
tiện nghi, lên đường, chịu vất vả khó nhọc đến thờ lạy Chúa. Sự quên
mình, quan tâm lo lắng chăm sóc cho người khác đã khai sinh một thế giới
mới chan chứa tình yêu thương và ấm áp sự hoà thuận. Đó chính là cảnh
thái bình đáng mong ước.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với
mong muốn thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại
trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với
mong muốn đặt thế giới vào tay Đức Mẹ để thế giới luôn được sinh lại,
được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới
thực sự có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình thế giới, mong ước
con người hãy biết sống hài hoà với nhau trong vâng phục Thiên Chúa,
trong quên mình vì người khác để có một nền hoà bình thực sự trường cửu.
Vì hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh nhưng còn là con người
sống hài hoà trong tình tương thân tương ái.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cũng mời gọi tất cả mọi người chúng ta hãy
cùng với Đức Mẹ cưu mang và góp phần sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang
chắc chắn phải nặng nhọc. Sinh hạ chắc chắn phải đớn đau. Nhưng nếu mỗi
người đều noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Ba Vua, các mục
đồng và cả súc vật trong hang đá Bêlem biết vâng phục Thiên Chúa, biết
sống hài hoà và quên mình thì mới mong kiến tạo được một nền hoà bình
viên mãn.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con trở
nên con người mới, góp phần cưu mang và sinh hạ một thế giới mới như
lòng Chúa mong ước. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Bạn có mơ ước một thế giới mới không? Thế giới đó phải bắt đầu từ đâu trước? Từ chính bạn hay từ người khác?
2. Thế giới của Đức Mẹ có gì khác thế giới của bà Evà?
3. Đầu năm mới này, bạn dự tính làm gì để đổi mới thế giới chung quanh bạn?
4. Nữ Vương Hoà Bình
Một bà mẹ có người con trai bỏ mình trong chiến tranh. Bà không thể
nào quên được người con đó. Nỗi sầu thương cứ mãi mãi vương vấn tâm hồn
bà. Bà luôn cầu nguyện để được gặp lại con, dù chỉ trong năm phút.
Một hôm, Chúa sai thiên thần báo cho bà chuẩn bị gặp lại con. Những
giọt lệ bỗng biến thành niềm vui, bà thúc giục thiên thần cho bà gặp lại
con ngay. Nhưng thiên thần bảo bà:
- Bà hãy bình tĩnh. Con bà đã là một người trưởng thành. Con bà đã
chết 30 năm nay, bà muốn gặp nó vào tuổi nào: như một người lính chiến
ngoài mặt trận, hoặc như một đứa bé chạy nhảy trên sân trường, hay như
một em bé nép mình trong lòng bà?
Không do dự, bà muốn được gặp lại con như một đứa trẻ nhỏ đến xin lỗi
bà vì đã không ngoan, một đứa bé yếu đuối, nước mắt chảy ràn rụa chạy
đến và ngả vào lòng bà. Đó là hình ảnh mà bà không thể nào quên được về
đứa con của bà.
Anh chị em thân mến,
Trong mùa Giáng Sinh, chúng ta có dịp chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong
máng cỏ. Chúng ta không thể nhìn thấy Chúa Giêsu mà quên Đức Maria bên
cạnh Ngài. Chào đời như một hài nhi, có lẽ Chúa Giêsu muốn nói với chúng
ta rằng Ngài cần có một người mẹ để được cưu mang, được sinh ra, được
lớn lên như một con người. Có thể nói, mùa Giáng Sinh cũng là mùa lễ Đức
Mẹ. Đặc biệt ngày đầu năm Dương lịch hôm nay, phụng vụ muốn tôn kính
Đức Maria với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa. Và từ năm 1968 Đức Giáo Hoàng
Phaolô VI lại dành ngày 1 tháng Giêng nầy để cầu nguyện cho hoà bình thế
giới. Chủ đề của ngày Hoà Bình Thế Giới năm nay cũng đề cập đến vai trò
của người phụ nữ, người mẹ: "Phụ nữ, nhà giáo dục hoà bình".
Nhìn vào hang đá, ai lại không nói rằng Đức Maria là Mẹ của Chúa
Giêsu. Và sở dĩ chúng ta chú ý đến máng cỏ là vì Hài Nhi Giêsu nằm đó là
chính Thiên Chúa nhập thể làm người, là con của Đức Maria. Trong mầu
nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Đức Maria đã có một vai trò đặc biệt, vì
Người được chọn làm Mẹ Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa. Thiên Chúa hằng
hữu, tự hữu, không ai sinh ra Thiên Chúa. Nhưng nay, Thiên Chúa đã sinh
ra làm người. Đức Maria đã sinh ra Đức Giêsu là người thật và là Thiên
Chúa thật, nên Đức Maria cũng là Mẹ của Thiên Chúa. Ở những thế Kỷ
III-V, có những lạc giáo phủ nhận tước hiệu Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa,
khiến phụng vụ nhấn mạnh hơn đến tước hiệu nầy.
Chúng ta đừng sợ tước hiệu nầy xúc phạm đến Thiên Chúa cao cả. Ngài
đã chấp nhận giáng trần để trở nên hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội
lỗi. Ngài đã chấp nhân mọi luật lệ sinh sống, đau khổ và tử nạn, thì
sao ta lại sợ nói phạm đến Ngài khi bảo Ngài là con của một người mẹ?
Ngài đã gọi chúng ta là anh em và muốn là bạn hữu của mọi người, và
chúng ta lấy đó làm vinh dự, thì chúng ta càng không có lý khi không
muốn tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Suy nghĩ kỹ, chúng ta chỉ có
thể thấy đây là một vinh dự lớn lao cho một người trong loài người
chúng ta: Mẹ Maria. Chúng ta phải hân hoan chúc tụng Mẹ là Đấng đầy ơn
phúc: "Thánh Maria, Đức Mẹ chúa Trời".
Trong Tin Mừng hôm nay, Mẹ Maria hiện ra như là một từ mẫu ghi sâu
tất cả những điều về Con và suy đi nghĩ lại trong lòng. Quả thật, người
mẹ nào nào không tự hỏi về tương lai của con mình? Bất cứ dấu hiệu nào
cũng khiến người mẹ suy nghĩ. Đức Maria không suy đi nghĩ lại sao được
khi thấy các mục đồng đến thăm và kể chuyện về việc các thiên thần hiện
ra ban đêm báo tin cho họ? Và Mẹ có thể nào không suy nghĩ về danh
"Giêsu" mà từ nay theo lệnh sứ thần, Mẹ sẽ dùng để gọi con mình. Chính
sứ thần đã giải thích trong buổi truyền tin: "Bà sẽ gọi con trẻ là
Giêsu. Ngài sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Chính Chúa
là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai báu Đavít, Cha Ngài và Ngài sẽ cai
trị trong nhà Giacóp đến muôn đời". Những lời đó không đơn giản, dễ
hiểu. Nội dung chắc chắn vô cùng phong phú, Maria dĩ nhiên phải suy đi
nghĩ lại trong lòng.
Hôm nay, các mục đồng lại kể thêm về các lời của thiên sứ. Hài Nhi
trong máng cỏ là Đấng Cứu Thế, các thiên thần đã xướng ca: "Vinh danh
Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương". Như
vậy, Giêsu, Con của Đức Maria thực hiện lời tiên tri hứa cùng nhà Đavít.
Ngài sẽ đem lại hoà bình cho Dân Chúa và vinh quang cho Thiên Chúa. Đức
Maria hôm nay gẫm suy những điều ấy. Đấng Cứu Thế đem lại hoà bình, và
Vua Hoà Bình. Nhưng tại sao trên thế giới hiện nay vẫn còn chiến tranh,
tranh chấp, xung đột? Vì vậy, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chúng ta hằng năm
vào ngày đầu năm Dương lịch nầy hãy suy nghĩ và cầu nguyện cho hoà bình
thế giới. "Phụ nữ, nhà giáo dục hoà bình", đó là chủ đề được Đức Thánh
Cha chọn cho ngày Hoà Bình Thế Giới năm 1995. Với chủ đề nầy, người ta
muốn trước tiên công nhận vai trò không thể thiếu mà người phụ nữ có thể
đóng góp cho hoà bình, như qua việc thường xuyên giáo dục giới trẻ, hay
qua sự chống đối những hoàn cảnh bạo lực thường xảy ra. Qua chủ đề nầy,
Đức Giáo Hoàng cũng ước ao vọng lên một lời mời cấp bách, thôi thúc các
chị em phụ nữ này càng trở thành những người xây dựng không mệt mỏi
trong khuôn khổ gia đình mình cũng như trong các tổ chức xã hội.
Thưa anh chị em,
Đất nước chúng ta đã thoát khỏi những năm chiến tranh. Nhưng chúng ta
vẫn còn nhiệm vụ phải suy nghĩ về hoà bình. Bởi vì hoà bình không phải
chỉ là chấm dứt chiến tranh. Hoà bình còn là xây dựng bình đẳng, ấm no,
thịnh vượng, hạnh phúc nữa. Phần tích cực có thể nói còn gồm nhiều mặt
hơn phần tiêu cực. Vả lại, hết chiến tranh cũng chưa phải là đã hết
những hậu quả của chiến tranh là những thương tích, đổ vỡ vật chất và
tinh thần. Chúng ta phải cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới. Hoà bình hạnh
phúc phải là khí thở của mọi người trên thế giới. Chúng ta đóng góp
được gì? Hãy suy nghĩ về hoà bình như Đức Maria hằng suy đi nghĩ lại
trong lòng. Người suy nghĩ về danh "Giêsu", có nghĩa là cứu thế. Danh đó
phải được kêu cầu trên con cái loài người, để phúc lộc được đổ xuống
trên các dân (X.Bđ.1) và phước lộc phong phú cụ thể là chính Thánh Thần
mà Thiên Chúa muốn đổ xuống lòng mọi người, để khi chúng ta gọi Chúa là
Cha thì chúng ta Thấy mình là anh em với nhau (X. Bđ.2), để sống hoà
thuận yêu thương nhau, sống vì hạnh phúc của anh em mình. Yêu hoà nình
thì phải xây dựng công bằng, bác ái, phải kiến tạo bình đẳng, ấm no,
thịnh vượng, hạnh phúc. Hoà bình đòi phải phấn đấu và đấu tranh, để tiêu
diệt cái xấu và phát triển cái tốt. Rất nhiều công tác cụ thể đang ở
tầm tay mỗi người chúng ta. Hết thảy chúng ta hãy tích cực, để không chỉ
nói hoà bình nhưng muốn xây dựng hoà bình. Trong này Thế Giới Hoà Bình
hôm nay và là ngày lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta xin Đức Maria
là Nữ Vương Hoà Bình ban cho chúng ta, cho các gia đình, cho cộng đoàn
giáo xứ, nền hoà bình của Chúa Kitô – Hoà bình mà Đấng Cứu Thế, Con của
Mẹ Maria đã đem xuống trần gian cho loài người trong đêm Giáng Sinh, để
chúng ta biết sống hoà thuận yêu thương nhau, đoàn kết xây dựng hoà bình
trên quê hương đất nước và trên toàn thế giới.
5. Nữ Vương Hòa Bình
Hôm nay chúng ta mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta cầu nguyện cho
nền hòa bình thế giới, và chúng ta chính thức bước vào năm mới.
Khởi đầu thế kỷ 21, chúng ta đã được chứng giám việc khủng bố chiếm
máy bay và đâm vào tòa tháp đôi tại Nữu Ước. Rồi từ đó, chiến tranh bùng
nổ tại Afghanistan, tại Irak, khủng bố dường như có mặt ở khắp nơi. Và
gần đây những cuộc thử hạt nhân ở Iran và Triều Tiên, đã làm cho thế
giới nóng lên vì hận thù, vì chiến tranh.
Chính vì thế, trong tinh thần liên đới và ý thức rằng: Hòa bình là
một hồng ân của Thiên Chúa, chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho yêu
thương được ngự trị, cho oán thù được tiêu tan, cho mọi người biết tha
thứ và yêu thương nhau như chính bản thân mình. Tất cả những ý nguyện ấy
như một âm vang của lời kinh hòa bình: Lạy Chúa, xin hãy dùng con như
khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ
tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào
chốn lỗi lầm.
Lời kinh này là của thánh Phanxicô Assie, một người được cả thế giới
chọn làm biểu tượng của hòa bình, bởi vì ngài là một người nghèo khó
đích thực của Thiên Chúa. Có lẽ ai trong chúng ta cũng còn nhớ cái giai
thoại sau đây:
Vì đã đem hết gia tài phân phát cho kẻ nghèo đói, nên ngài đã bị
người cha đem ra tòa, đòi phải từ bỏ mọi tài sản mà gia đình muốn để
lại. Không một chút do dự, Phanxicô đã trút bỏ áo quần để trả lại cho
người cha như một biểu tượng của tài sản cuối cùng mà ngài nhận được từ
gia đình. Và cũng từ đó, Phanxicô đã trở thành người nghèo khó đích thực
của Thiên Chúa.
Thế nhưng, ngài có tất cả mọi sự, bởi vì ngài có Thiên Chúa làm gia
nghiệp. Một khi đã có Thiên Chúa thì ngài cũng có được niềm vui trọn
vẹn. Cho nên, ngài không những có sự bình thản trong tâm hồn mà còn có
sự hòa hợp với người khác và ngay cả với thiên nhiên. Hòa bình trong
chính bản thân, hòa bình với tha nhân đó chính là cái lý tưởng mà ngài
đã để lại cho thế giới.
Chúng ta cũng hãy chiêm ngưỡng Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Giáo hội
có thói quen cử hành ngày hòa bình thế giới vào ngày đầu năm dương lịch
kính Mẹ Thiên Chúa. Sở dĩ chúng ta gọi Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, bởi vì
Mẹ là người nữ tì khiêm hạ và khó nghèo của Thiên Chúa. Mẹ đã trút bỏ
mọi sự để trở thành trống rỗng và rồi được chính Thiên Chúa lấp đầy.
Như thế, người xây dựng hòa bình là người được Thiên Chúa lấp đầy tâm
hồn mình. Cũng như Mẹ Maria và thánh Phanxicô, chúng ta cũng được mời
gọi trút bỏ mọi sự. Tinh thần nghèo khó đích thực cũng chính là một thể
hiện của tinh thần hòa bình. Bởi vì, khi con người không còn màng đến
bất cứ một thứ riêng tư nào, khi con người không còn muốn chiếm hữu bất
cứ một thứ của cải nào, thì lúc đó con người có thể bình thản đến với
Chúa và với anh em.
Hòa bình là một cuộc ra đi không ngừng và ra đi là để đến với Thiên
Chúa và đến với người khác, bằng tha thứ, bằng yêu thương, bằng giúp đỡ.
Bởi vì, như lời thiên thần đã hát vang trong đêm Giáng sinh: Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
6. Mẹ Thiên Chúa - Gm. Arthur Tonne
Ngày 20 tháng giêng 1961 John Kennedy làm Tổng Thống thứ 35 của Hoa
Kỳ. Một người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ chóp bu. Trong ngày nhậm
chức, có mặt tất cả dòng họ Kennedy, cùng bà mẹ đứng một chỗ danh dự.
Vào lúc John Kennedy thề nhậm chức và trở thành Tổng Thống thì Rose
Kennedy trở thành Mẹ của Tổng Thống.
Khi bà sinh John vào năm 1917, Bà đã cho đất nước Hoa kỳ một con
người mà sau này làm Tổng Thống. Bà không sinh ra một con người Tổng
Thống. Nhưng thật sự và đúng là mẹ của một Tổng Thống.
Một cách tương tự, nhưng không y hệt như thế, chúng ta xưng tụng Đức
Nữ đồng trinh là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu Kitô đấng vừa
là Thiên Chúa vừa là Người. Đức Maria không sinh ra Chúa là Chúa. Đức
Maria cũng không phải là Chúa hay Bà Chúa. Mẹ là một con người có hạn,
được vinh dự dâng hiến bản tính nhân loại cho Ngôi Con trong Ba Ngôi
Thiên Chúa. Qua Mẹ, Đức Giêsu là một người thật và cũng là Thiên Chúa
thật. Đó là chân lý chúng ta mừng lễ hôm nay. Ngày đầu năm dương lịch.
Tại sao chúng ta công khai tung hô Maria là Mẹ Thiên Chúa ngay sát lễ
giáng sinh? Lý do rất tự nhiên khi chúng ta thăm một em bé mới sinh, dễ
nhiệm chúng ta muốn biết sức khoẻ của em, Em nặng mấy ký và em giống
ai. Thế rồi bao giờ chúng ta cũng muốn biết về sức khoẻ của người Mẹ. Cả
tuần nay chúng ta ngắm nhìn Chúa Hài Đồng trong Máng cỏ. Hôm nay chúng
ta có lý do hướng về Mẹ của Ngài.
Một lý do khác nữa: trong ngày đầu năm, chúng ta cầu chúc cho nhau
năm mới vui tươi, hạnh phúc. Nghĩa là chúng ta hy vọng và cầu xin cho
bạn bè, những người thân yêu được một năm thánh thiện để họ biết Chúa
Kitô nhiều hơn, yêu mến người nồng nàn hơn và phụng sự người trung thành
hơn như Đức Mẹ đã làm. Để được như vậy không có gì giúp ta, hơn sự thúc
đẩy và trợ giúp của Người Mẹ ấy, Chúa Giêsu và tôn kính mẹ, Người cũng
muốn chúng ta yêu và Tôn kính Mẹ của Người.
Chúng ta có thể gợi một so sánh nữa; John Kennedy đã tham dự Thánh lễ
vào buổi sáng ông nhậm chức. Ông làm thế để cám ơn Mẹ ông. Bà đã dự
Thánh lễ mỗi ngày từ khi bà kết hôn. Mẹ Tổng Thống Kennedy đã chứng kiến
cái chết rùng rợn của con bà, cũng thế Mẹ Thiên Chúa cũng chứng kiến
cảnh tượng đóng đinh ghê sợ của Con Mẹ. Cái chết của Chúa Kitô được tái
diễn trên bàn thờ này mọi ngày. Chúng ta hãy làm cho Thánh lễ thêm quan
trọng hơn trong ngày đầu năm này và bạn sẽ Thánh và hạnh phúc trọn một
năm. Hãy xin Thiên Chúa, nhờ Thánh lễ này cho bạn và những người thân
yêu của bạn sự phù giúp bạn cần, để làm cho năm nay hạnh phúc.
Bạn đặc biệt để ý tới lời kinh nguyện Thánh Thể II "xin cho chúng con
xứng đáng hưởng sự sống đời đời cùng với Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên
Chúa" sau Thánh lễ bạn hãy tìm tới máng cỏ và nhớ tới Mẹ Thiên Chúa. Mẹ
sẽ thực hiện lời chúc mừng và cầu xin của tôi cho tất cả các bạn.
Năm mới hạnh phúc cho mọi người. Amen.
7. Tình Mẫu Tử (Trầm Thiên Thu)
Tình
Mẫu Tử luôn kỳ diệu, không ai có thể hiểu hết. Thiên Chúa đã trao cho
phụ nữ một thiên chức cao cả: Làm Mẹ. Đứa con dù tật nguyền, xấu xí, tội
lỗi, thậm chí là xử tệ với mình, nhưng người mẹ vẫn hết lòng vì con đến
nỗi có thể xả thân mình để con được an toàn. Tất nhiên người cha cũng
thế, nhưng người cha thâm trầm nên thường ít được nhắc tới. Ca dao ví
von:
Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con
Công
ơn cha mẹ khôn ví, thế nên người con cũng phải có bổn phận với song
thân và hết lòng vì các ngài, vậy mới xứng đáng mang danh con người.
Trong kinh Tâm Địa Quán của Phật giáo cũng có nói về công ơn cha mẹ và
bổn phận con cái đối với song thân phụ mẫu:
Ân cha lành cao như núi Thái
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi
Dù cho dâng trọn một đời
Cũng không trả hết ân người sinh ta
Bổn
phận làm con phải biết hiếu kính với cha mẹ đã được thấm nhuần từ xa
xưa của tổ tiên ông bà để lại cho ngày nay. Thiên Chúa cũng đề cao thiên
chức làm cha và làm mẹ. Chính Chúa Giêsu cũng đã nêu gương hiếu thảo
trong suốt cuộc đời Ngài khi làm người trên dương thế.
Nói
theo quan niệm con người, nếu xét về Âm Dương tức là Trời Đất, thì
người Cha là Dương và người Mẹ là Âm, giống như ngày và đêm hài hòa Âm
Dương, hoặc nói cách khác, nếu không có Thiên Địa (Trời Đất) thì không
thể có con người. Thật vậy, nếu không nhờ “cha sinh, mẹ dưỡng” thì chúng
ta không thể hiện hữu trên cõi đời này. Còn nói về tâm linh, chính
Thiên Chúa mới là Tạo Hóa, là Đấng tác tạo chúng ta: “Đức Chúa, Đấng tạo
thành ngươi, Đấng cứu chuộc ngươi, Đấng nắn ra ngươi từ khi ngươi còn
trong lòng mẹ” (Is 44:2 & 24).
Ngày
xưa, Đức Chúa phán với ông Môsê: “Hãy nói với A-ha-ron và các con nó
rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này:
“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét
mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt
nhìn và ban bình an cho anh em! Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en
dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng” (Ds
6:23-27).
Đó
là lời chúc bình an dành cho những người con hiếu thảo của Thiên Chúa.
Người cha và người mẹ là con cái của Thiên Chúa, những người con vừa là
con cái của Thiên Chúa vừa là con cái của cha mẹ phần đời. Bất cứ người
con nào ngoan ngoãn và hiếu thảo đều được Thiên Chúa chúc lành.
Con
người quá yếu đuối và dễ kiêu ngạo, làm gì cũng phải nhờ ơn Chúa, không
có Ngài thì chúng ta chẳng làm được gì, sảy một giây thôi thì chúng ta
lại sa ngã ngay, vì thế mà luôn phải cầu nguyện: “Nguyện Chúa Trời dủ
thương và chúc phúc, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho
cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài”
(Tv 67:2-3).
Tác
giả Thánh vịnh mơ ước, và cũng phải là mơ ước của chúng ta: “Ước gì
muôn nước reo hò mừng rỡ, vì Chúa cai trị cả hoàn cầu theo lẽ công minh,
Người cai trị muôn nước theo đường chính trực và lãnh đạo muôn dân trên
mặt đất này” (Tv 67:5-6). Đó cũng là một cách truyền giáo, là thể hiện
lòng tín thác vào Thiên Chúa và sống đức tin Kitô giáo. Niềm vui khôn tả
khi được tôn thờ và xưng tụng Thiên Chúa, nhưng niềm vui đó không chỉ
dành riêng cho mình mà còn phải lan tỏa sang mọi người: “Ước gì chư dân
cảm tạ Ngài, lạy Thiên Chúa, chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài. Nguyện
Chúa Trời ban phúc lộc cho ta! Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người!” (Tv
67:7-8).
Thời
gian đang tới hồi viên mãn, nghĩa là chúng ta đang sống trong thời cánh
chung. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con
một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề
Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4:4-5). Ngôi Hai Thiên
Chúa đã mặc xác phàm, làm con một phụ nữ, ở giữa chúng ta, và cũng theo
luật pháp của một đất nước như chúng ta. Thật may mắn và hạnh phúc cho
chúng ta biết bao, vì Chúa Giêsu làm như vậy là coi chúng ta vừa là con
cái vừa là huynh đệ.
Thật
vậy, Ngài đã chứng thực chúng ta là con cái, như Thánh Phaolô giải
thích: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh
em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4:6). Chúng ta chỉ là những tội nhân
khốn nạn, thế mà được quyền gọi Thiên Chúa là Cha. Còn vinh dự nào hơn?
Còn hạnh phúc nào bằng? Vì thế, chúng ta “không còn phải là nô lệ nữa,
nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”
(Gl 4:7). Quả thật, không còn ngôn từ nào để diễn tả hết ý nghĩa và cũng
chẳng có cách nào để có thể tạ ơn Thiên Chúa một cách trọn vẹn.
Được
có cha mẹ, làm con cái của người phàm mà cả đời chúng ta còn chưa đủ để
đáp đền công ơn đó, huống chi đối với Thiên Chúa, Đấng không chỉ đã ban
cho chúng ta cả hồn lẫn xác, mà còn nhận chúng ta là con cái và chấp
nhận kiếp người để cứu độ chúng ta.
Thánh
sử Luca kể vắn tắt: “Các mục đồng hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà
Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16). Đơn
giản chỉ có vậy, nhưng khi họ thấy thế, họ đã tin Hài Nhi nằm trên máng
cỏ kia thực sự là Con Thiên Chúa, và rồi họ liền kể lại điều đã được
nói với họ về Hài Nhi này. Họ đã truyền giáo, đã sống tinh thần Phúc âm.
Mục
đồng là những người chăn chiên thuê, ít học, chân chất, có sao nói vậy,
không biết “buôn chuyện”, không biết “đặt điều” hoặc khoác lác. Thế nên
khi nghe họ thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Lạ là những người này
cũng tin, chắc chắn lời kể của các mục đồng kia phải toát lên sự chân
thật.
Còn
Đức Maria chẳng biết nói gì hơn, chỉ “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi
nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Trái tim người mẹ luôn nhạy bén, linh
tính người mẹ cũng rất chính xác, Đức Mẹ biết rõ Con Trẻ Giêsu ngày mai
sẽ thế nào.
Các
người chăn chiên ra về, họ quá đỗi vui mừng, đến nỗi họ “vừa đi vừa tôn
vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng
như đã được nói với họ” (Lc 2:20). Các mục đồng thật là được đại phúc,
vì được tận mắt nhìn thấy Con Thiên Chúa, được “nựng” Chúa Hài Đồng,
nhưng họ còn có phúc hơn vì họ đã thật lòng tin Em Bé Giêsu đang ngọ
nguậy kia là Vương Nhi giáng sinh từ Trời, là Thiên Tử đích thực.
Khi
Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì theo quốc
luật Israel, Cô Maria và Chú Giuse đã đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu,
đúng tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong
lòng mẹ.
Thiên
chức làm mẹ cao cả nhưng cũng đầy gian khổ, người mẹ nào cũng đã từng
mắt lệ nhạt nhòa vì con mình, dù đứa con đó là trai hay gái. Trong mắt
mẹ, đứa con nào cũng vẫn còn bé bỏng, đúng như thi sĩ Chế Lan Viên (Phan
Ngọc Hoan, 1920-1989) đã cảm nhận về Tình Mẹ qua bài thơ “Con Cò”, với
hai câu đầy ý nghĩa:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tình
Mẫu Tử thật kỳ diệu, chúng ta có đi hết cuộc đời cũng không thể đi hết
những lời mẹ ru… Có mẹ và còn mẹ, thật là hạnh phúc; mất mẹ, thật là bất
hạnh!
Lạy
Thiên Chúa chí minh và chí thiện, xin giúp chúng con biết thảo hiếu với
cha mẹ đúng như Thánh Luật Ngài. Xin nâng đỡ các bậc sinh thành trong
thiên chức cao cả mà Chúa đã trao. Chúng con cầu xin nhân Danh Chúa Hài
Đồng, Đấng Thiên Sai cứu độ chúng con. Amen.
8. SUY NIỆM TRONG LÒNG
Một
trong những điều làm cho giới trẻ sợ hãi là sự im lặng. Rất nhiều người
không thể nào chịu nổi sự im lặng trong một khoảng thời gian khoảng một
tiếng đồng hồ trừ lúc họ ngủ mà thôi.
Một
giáo dân nọ có dịp vào thăm Đại Chủng Viện Thánh quý Cần thơ sau khi
trở về nhà đã tâm sự với gia đình như sau: Bầu khí trong chủng viện sao
mà ghê sợ quá. Nó như một không gian chết vậy, vì không thấy ai nói
chuyện với ai. Tội không hiểu sao các thầy, các cha trong đó lại sống
được hay quá! (Vì anh ta vào thăm Đại Chủng viện vào giờ thinh lặng
thánh buổi tối).
Cuộc
sống càng ngày càng trở nên náo động, con người sợ không gian tĩnh
lặng. Vì thế, họ luôn tìm kiếm sự nhộn nhịp và náo động để lấp vào những
giây phút thảnh thơi của họ.. Ít có ai nhận ra được giá trị của sự
thinh lặng để yêu mến nó. Đó là điều đáng tiếc nhất cho con người trong
thế giới hôm nay. Nếu không biết tìm những giây phút tĩnh lặng, con
người không thể gặp gỡ ai thật sự, ngay cả họ không thể gặp gỡ chính
mình và càng không thể gặp gỡ Thiên Chúa. Sự gặp gỡ đích thực là khi
mình biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng sâu xa của người mình muốn
gặp.. Không cần nói nhiều, thậm chí không cần nói gì với nhau nhưng vẫn
hiểu nhau. Không có những giây phút tĩnh lặng thì làm sao con người có
thể nhìn lại mình để điều chỉnh cho đời mình có ý nghĩa. Họ lặng xăng,
bận tâm quá nhiều việc thì cuối cùng họ cũng đánh mất chính mình và trở
thành con rối hay một người máy mà thôi. Thật vô nghĩa cho cuộc đời như
thế biết bao.
Đức
Maria, một con người tuyệt dịu, luôn tìm sống trong thinh lặng và lắng
nghe. Được mời gọi làm mẹ Đấng Cứu thế, ngài không hãnh diện khoe khoang
theo kiểu người đời, nhưng cố gắng tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trong
đó.. trước những lời khen ngợi của người khác, Mẹ tiếp nhận và chuyển
thành lời ca khen Thiên Chúa. Trước những lời ríu rít ca tụng về Hài Nhi
Giêsu của các Mục đồng, mẹ âm thầm " ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng"
(Lc 2,190. Chính nhờ thế mà Mẹ Maria càng ngày càng hiểu biết Đức Giêsu
Con của Mẹ, và hiểu biết thánh ý nhiệm mầu của trong cuộc đời của Mẹ.
Nhờ suy đi nghĩ lại những biến cố lớn nhỏ trong cuộc đời mà Mẹ có được
một sức mạnh phi thường để có thể vượt qua những khó khăn và đau khổ xảy
đến cho Mẹ trong thái độ vâng phục hoàn toàn Thánh ý Thiên Chúa. càng
suy gẫm, mẹ càng tin tưởng vào Chúa hơn, càng hiểu biết Chúa hơn, càng
có sức mạnh phi thường mà ít có người phụ nữ nào thắng vượt được.
Cuộc đời của Mẹ là một bài học tuyệt vời cho những ai muốn sống cho Chúa và muốn thuộc trọn vẹn về Chúa . Nếu không biết "suy đi nghĩ lại"
những biến cố xảy ra, chúng ta sẽ thấy cuộc đời này vô nghĩa và đầy dẫy
những bất công. Rồi từ đo, chúng ta sẽ dễ dàng nghi ngờ về sự hiện hữu,
quan phòng và tình thương của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Trước
những đau khổ hay những điều trái ý trong cuộc sống, nếu chúng ta
"không suy đi nghĩ lại" thì sẽ dễ dàng có thái độ và cái nhìn đầy tiêu
cực, hoặc là thất vọng buông xuôi hoặc là nguyền rủa cuộc đời này đáng "buồn nôn".
Nếu có cái nhìn đức tin, thì không có gì xảy ra trong cuộc đời này nằm
ngoài ý muốn của Thiên Chúa cả. Có nhiều điều xảy đến hay đi ngang qua
cuộc đời ta làm cho ta choáng váng, bàng hoàng hay run sợ. Những khi đó,
thái độ tốt nhất ta nên có là chấp nhận trong tâm thế thật bình tĩnh.
Cố gắng tìm hiểu xem Chúa muốn nói gì và dạy gì cho tôi qua những biến
cố ấy. Chúng ta hãy tin tưởng rằng; Chúa không để một "thử thách nào quá mức con người đâu" (1cr 10,13). Thiết nghĩ, chúng ta cần có thái độ và suy nghĩ như ông Gióp " Điều lành mình biết đón nhận, còn điều dữ mình không biết đón nhận sao?"
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu. Người có thể làm
cho sự dữ ra sự lành dễ dàng như trở bàn tay vậy. Nhưng trong mọi sự,
con người cần có lòng tin tưởng và phó thác vào Người.
Chúng ta hãy noi gương Đức Maria, cứ " suy đi nghĩ lại"
những gì chúng ta chưa thấu hiểu thì dần dần chúng ta sẽ được Chúa ban
ơn cho thầu hiểu, nhất là có thể hiểu được những mầu nhiệm Nước trời và
hiểu biết nhiều hơn về Đức Giêsu. Có hiểu biết Đức Giêsu, chúng ta mới
có thể yêu mến người được, vì "vô tri bất mộ", không biết thì không thể yêu mến được.
Mừng
lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa hôm nay cũng là ngày cầu cho hoà bình thế
giới. Chúng ta hãy xin Chúa qua lời bầu cử của Đức Maria ban cho thế
giới được bình yên, chấm dứt những tiếng động rợn người của bom đạn, của
những tranh chấp, bạo lực để trả lại và làm cho thế giới sự tĩnh lặng.
Xin cho lòng con người được tĩnh lặng thật sự để biết" suy đi nghĩ lại"
những mầu nhiệm của cuộc đời con người, noi gương thái độ thinh lặng và
lắng nghe của Đức Maria để luôn được sống trong an vui và hạnh phúc
thật sự.
9. THIÊN CHÚA ĐÃ SAI CON CỦA NGÀI SINH RA BỞI NGƯỜI NỮ
Ngày
cuối tuần Bát Nhật Lễ Giáng Sinh, toàn thể Giáo Hội long trọng mừng lễ
Kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Thánh lễ được trang trọng bắt đầu bằng
lời ca: "Lạy Thánh Mẫu, chúng con kính chào Mẹ là Đấng đã sinh ra Đức
Vua cai trị trời đất muôn đời".
Các bài đọc Kinh Thánh hôm nay xem ra chú trọng đến Danh Thiên Chúa và Người Con của Đức Maria hơn là nói đến Đức Mẹ Maria:
"Họ sẽ kêu cầu Danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng. (Ds 9,27). Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc giải phóng và cứu độ được hoàn thành do Chúa Kitô:
"... Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người nữ..., để cứu chuộc những kẻ ở dưới quyền lệ luật, ngõ hầu chúng ta được nhận làm nghĩa tử" (Ga 4,4-5). Đồng thời thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy được sứ mệnh cao cả của Mẹ Maria biểu tượng trong câu "sinh hạ bởi người nữ". Nhờ Đức Mẹ Maria mà Con Thiên Chúa đã đến trong trần gian. Bài Phúc Âm kết thúc bằng sự chú ý tới tên Người Con:
"Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ thì Hài Nhi được đặt tên là Giêsu, chính tên thiên thần đã gọi Ngài trước khi đầu thai lòng mẹ" (Lc 2,21). Đức Maria chỉ hiệp thông một cách âm thầm vào Mầu Nhiệm của Con mình sinh ra bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, việc chú trọng đến "Con" không làm suy giảm địa vị và sứ mệnh cao cả của người mẹ: Đức Maria thật là Mẹ hoàn hảo vì đã kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô và hiệp thông trọn vẹn vào công trình cứu độ; thế nên khi tôn vinh Mẹ thì Con càng được hiển vinh hơn.
Mẹ Thiên Chúa - Mẹ Nhân Loại. Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa diễn tả sứ mệnh của Đức maria trong lịch sử Cứu Độ, và là nền tảng cho sự tôn sùng Đức Mẹ cả các tín hữu Kitô, vì Đức Mẹ đã không đón nhận hồng ân Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng Mẹ đã nhận để đem cho nhân loại: "Khi Thiên Sứ truyền tin, Đức Nữ Trinh Maria đã nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn cùng thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian nên được công nhận là mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Thế". - Đức Mẹ Maria đã hiến dâng (ban) sự sống (nhân loại) cho con Thiên Chúa, Mẹ cũng tiếp tục thông ban cho nhân loại sự sống thần thiêng, như Công Đồng Vatican II dạy: "Đức Maria thật là mẹ các chi thể của Chúa Kitô. Vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội là những chi thể của Đầu (St. Augustinô, xem LG nr. 53). Bởi đó Ngài là Mẹ của mỗi người sinh ra do sự sống của Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, Mẹ Maria đã ban cho thế giới nguồn sống đổi mới mọi sự. Bởi chính tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ loài người, hôm nay đầu năm Dương Lịch toàn thế giới cử hành "Ngày Hòa Bình". Sự bình an mà Đức Maria đã tìm thấy được trong tình yêu vô tận của Thiên Chúa, bình an là chính Đức Giêsu Kitô, qua Mẹ Maria, đã đến với nhân loại: "Hôm nay sự sáng chiếu giải trên chúng ta, vì Chúa đã sinh ra cho chúng ta, thiên hạ sẽ gọi Ngươi là Chúa, là Vua Bình an" (xem Is 9,5; Lc 1,33). Bình an, vì qua Đức Maria, Đức Giêsu đã làm cho nhân loại được giao hòa với Chúa Cha.
"Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội", hôm nay con thành khấn dâng lên Mẹ với lòng tin tưởng vào sự cầu bầu đầy hiệu lực của Mẹ trước Nhan Thánh Chúa. Trong tiệc cưới thành Cana, Mẹ đã nói với Chúa Giêsu: "Nhà này hết rượu"; dù chưa tới giờ, Chúa Giêsu cũng đã làm theo lời Mẹ xin. Hôm nay xin mẹ thưa với Chúa: "Thế giới đang thiếu hòa bình!" Và xin cho chúng con biết mở rộng con tim để đón nhận Chúa Giêsu, ơn Bình an của Chúa Cha đã ban cho nhân loại.
Lạy Mẹ Maria, xin luôn ấp ủ chúng con và toàn thể nhân loại trong cánh tay Hiền Mẫu của Mẹ.
Các bài đọc Kinh Thánh hôm nay xem ra chú trọng đến Danh Thiên Chúa và Người Con của Đức Maria hơn là nói đến Đức Mẹ Maria:
"Họ sẽ kêu cầu Danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng. (Ds 9,27). Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc giải phóng và cứu độ được hoàn thành do Chúa Kitô:
"... Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người nữ..., để cứu chuộc những kẻ ở dưới quyền lệ luật, ngõ hầu chúng ta được nhận làm nghĩa tử" (Ga 4,4-5). Đồng thời thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy được sứ mệnh cao cả của Mẹ Maria biểu tượng trong câu "sinh hạ bởi người nữ". Nhờ Đức Mẹ Maria mà Con Thiên Chúa đã đến trong trần gian. Bài Phúc Âm kết thúc bằng sự chú ý tới tên Người Con:
"Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ thì Hài Nhi được đặt tên là Giêsu, chính tên thiên thần đã gọi Ngài trước khi đầu thai lòng mẹ" (Lc 2,21). Đức Maria chỉ hiệp thông một cách âm thầm vào Mầu Nhiệm của Con mình sinh ra bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, việc chú trọng đến "Con" không làm suy giảm địa vị và sứ mệnh cao cả của người mẹ: Đức Maria thật là Mẹ hoàn hảo vì đã kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô và hiệp thông trọn vẹn vào công trình cứu độ; thế nên khi tôn vinh Mẹ thì Con càng được hiển vinh hơn.
Mẹ Thiên Chúa - Mẹ Nhân Loại. Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa diễn tả sứ mệnh của Đức maria trong lịch sử Cứu Độ, và là nền tảng cho sự tôn sùng Đức Mẹ cả các tín hữu Kitô, vì Đức Mẹ đã không đón nhận hồng ân Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng Mẹ đã nhận để đem cho nhân loại: "Khi Thiên Sứ truyền tin, Đức Nữ Trinh Maria đã nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn cùng thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian nên được công nhận là mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Thế". - Đức Mẹ Maria đã hiến dâng (ban) sự sống (nhân loại) cho con Thiên Chúa, Mẹ cũng tiếp tục thông ban cho nhân loại sự sống thần thiêng, như Công Đồng Vatican II dạy: "Đức Maria thật là mẹ các chi thể của Chúa Kitô. Vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội là những chi thể của Đầu (St. Augustinô, xem LG nr. 53). Bởi đó Ngài là Mẹ của mỗi người sinh ra do sự sống của Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, Mẹ Maria đã ban cho thế giới nguồn sống đổi mới mọi sự. Bởi chính tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ loài người, hôm nay đầu năm Dương Lịch toàn thế giới cử hành "Ngày Hòa Bình". Sự bình an mà Đức Maria đã tìm thấy được trong tình yêu vô tận của Thiên Chúa, bình an là chính Đức Giêsu Kitô, qua Mẹ Maria, đã đến với nhân loại: "Hôm nay sự sáng chiếu giải trên chúng ta, vì Chúa đã sinh ra cho chúng ta, thiên hạ sẽ gọi Ngươi là Chúa, là Vua Bình an" (xem Is 9,5; Lc 1,33). Bình an, vì qua Đức Maria, Đức Giêsu đã làm cho nhân loại được giao hòa với Chúa Cha.
"Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội", hôm nay con thành khấn dâng lên Mẹ với lòng tin tưởng vào sự cầu bầu đầy hiệu lực của Mẹ trước Nhan Thánh Chúa. Trong tiệc cưới thành Cana, Mẹ đã nói với Chúa Giêsu: "Nhà này hết rượu"; dù chưa tới giờ, Chúa Giêsu cũng đã làm theo lời Mẹ xin. Hôm nay xin mẹ thưa với Chúa: "Thế giới đang thiếu hòa bình!" Và xin cho chúng con biết mở rộng con tim để đón nhận Chúa Giêsu, ơn Bình an của Chúa Cha đã ban cho nhân loại.
Lạy Mẹ Maria, xin luôn ấp ủ chúng con và toàn thể nhân loại trong cánh tay Hiền Mẫu của Mẹ.
Nữ tu Mai Liên
10. HÃY NHÌN VÀO GƯƠNG MẸ ( Lm. Fx. Phạm Đức Trị, OMI)
Lớp giáo lý khai tâm được khai mạc. Cô giáo lý viên tươi cười đón các em của lớp giáo lý đầu năm. Cô hỏi một em bé:
- Bé tên gì?
- Em bé đáp: Tên là Duyên.
- Ừ nhưng mà Duyên gì chứ?
- Thì Duyên Mẹ
Cô giáo lý viên không giám hỏi tiếp em bé nữa, nhưng thực sự cô không hiểu em bé muốn nói gì. Thế nghĩa là gì? Tại sao em lại nói là «Duyên Mẹ»? Tại sao cái tên đó lại vọt ra từ miệng em một cách đơn sơ và đầy quả quyết: tên là Duyên Mẹ. Bởi vì đối với đứa bé, Mẹ, có nghĩa là tất cả, là cái gì vui mừng, trìu mến, tất cả cái gì là tình yêu, tất cả cái gì là hiện diện, là hy sinh... người mẹ nào cũng thương con, vì đó là kết quả của lòng mình.
Một người mẹ đối với em bé, là hình ảnh của tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời này. Vậy Đức Maria cũng là hình ảnh đẹp nhất của Thiên Chúa. Nhờ đó chúng ta có thể nhận ra: Thiên Chúa không những là Cha, nhưng Ngài còn là hình ảnh đẹp nhất của các bà mẹ, vì chính Ngài đã lấy những sự trìu mến, yêu thương từ chính trái tim Ngài dựng nên các bà mẹ. Vậy Chúa còn là Mẹ hơn tất cả mọi người mẹ.
Đức Maria, chính là Mẹ của Chúa Giê-su, chính là người Mẹ trọn hảo nhất trong các bà mẹ, đó là Mẹ của chúng ta, của tất cả chúng ta. Chúa đã ban tặng cho chúng ta Đức Maria để chúng ta học tập qua trái tim của Mẹ, và để khi kêu cầu lên Mẹ, từ đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa là đấng trọn hảo, là hình ảnh của một người Mẹ đẹp nhất...
Một binh sĩ Nga hồi đệ nhị Thế chiến đã tâm sự:
«Lúc còn bên Liên sô, tôi chỉ là một binh sĩ. Hồi còn nhỏ tôi hằng mơ ước trở thành một sĩ quan. Nhưng tôi không bao giờ được thu nhận vào bất cứ trường sĩ quan nào... Chỉ còn cách là lập nhiều thành tích để được thăng cấp.
Trong suốt mười hai năm, tôi và một số bạn bè đã lập được nhiều chiến công trong những cuộc hành quân nguy hiểm. Thế là chúng tôi được đề nghị thăng cấp.
Hôm đó chúng tôi được tập họp để chờ viên chỉ huy đến trao huy trương và thăng cấp. Thế nhưng viên chỉ huy vừa đọc xong danh sách những người được phong thưởng, thì một người trong nhóm chúng tôi bước ra khỏi hàng ngũ đến trình diện ông chỉ huy và báo cáo về tôi như sau:
- Thưa đồng chí, anh này không xứng đáng được phong cấp sĩ quan. Vì anh ta luôn đeo trong mình một tấm ảnh của bà Maria. Anh ta chỉ là một tên gián điệp, một kẻ phản bội.
Viên sĩ quan nhìn tôi và hỏi:
- Có thực sự anh mang trong mình ảnh của bà Maria không?
Không một chút do dự, tôi trả lời:
- Đúng thế, thưa đồng chí! Một trong những thông soái vĩ đại nhất của nước Nga là Chu-Bô-Rốp, người đã đánh bại Na-pô-lê-ông, cũng mang trong mình tấm ảnh của Đức Maria. Có điều gì không hợp lý chăng?
Viên chỉ huy thét lên!
- Đồng chí ra khỏi hàng ngũ tức khắc! Hoặc đồng chí mang trên mình quân hàm sĩ quan hoặc tấm ảnh ấy.
Tôi tiến ra ba bước và khước từ cấp bậc sĩ quan mà tôi hằng mong ước từ thuở nhỏ! Liền sau đó tôi bị trả lại đơn vị và điều ra trận đánh nguy hiểm nhất. Tại đây tôi đã bị người Đức bắt làm tù binh và cho sát nhập vào tiểu đoàn những người Lô-Vác và được đưa tới Nam-Tư.
Sau khi bị bắt làm tù binh, tôi được thăng cấp sĩ quan trong tiểu đoàn những người Lô-Vác.
Tôi không biết có được trở về bên bờ sông Vôn-ga không? Trước khi lên đường nhập ngũ, mẹ tôi đã đeo vào cổ tôi bức ảnh Đức Maria. Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó, với sự chở che của Mẹ Thiên Chúa, tôi sẽ được gặp lại mẹ tôi trong cõi vĩnh hằng."
- Bé tên gì?
- Em bé đáp: Tên là Duyên.
- Ừ nhưng mà Duyên gì chứ?
- Thì Duyên Mẹ
Cô giáo lý viên không giám hỏi tiếp em bé nữa, nhưng thực sự cô không hiểu em bé muốn nói gì. Thế nghĩa là gì? Tại sao em lại nói là «Duyên Mẹ»? Tại sao cái tên đó lại vọt ra từ miệng em một cách đơn sơ và đầy quả quyết: tên là Duyên Mẹ. Bởi vì đối với đứa bé, Mẹ, có nghĩa là tất cả, là cái gì vui mừng, trìu mến, tất cả cái gì là tình yêu, tất cả cái gì là hiện diện, là hy sinh... người mẹ nào cũng thương con, vì đó là kết quả của lòng mình.
Một người mẹ đối với em bé, là hình ảnh của tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời này. Vậy Đức Maria cũng là hình ảnh đẹp nhất của Thiên Chúa. Nhờ đó chúng ta có thể nhận ra: Thiên Chúa không những là Cha, nhưng Ngài còn là hình ảnh đẹp nhất của các bà mẹ, vì chính Ngài đã lấy những sự trìu mến, yêu thương từ chính trái tim Ngài dựng nên các bà mẹ. Vậy Chúa còn là Mẹ hơn tất cả mọi người mẹ.
Đức Maria, chính là Mẹ của Chúa Giê-su, chính là người Mẹ trọn hảo nhất trong các bà mẹ, đó là Mẹ của chúng ta, của tất cả chúng ta. Chúa đã ban tặng cho chúng ta Đức Maria để chúng ta học tập qua trái tim của Mẹ, và để khi kêu cầu lên Mẹ, từ đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa là đấng trọn hảo, là hình ảnh của một người Mẹ đẹp nhất...
Một binh sĩ Nga hồi đệ nhị Thế chiến đã tâm sự:
«Lúc còn bên Liên sô, tôi chỉ là một binh sĩ. Hồi còn nhỏ tôi hằng mơ ước trở thành một sĩ quan. Nhưng tôi không bao giờ được thu nhận vào bất cứ trường sĩ quan nào... Chỉ còn cách là lập nhiều thành tích để được thăng cấp.
Trong suốt mười hai năm, tôi và một số bạn bè đã lập được nhiều chiến công trong những cuộc hành quân nguy hiểm. Thế là chúng tôi được đề nghị thăng cấp.
Hôm đó chúng tôi được tập họp để chờ viên chỉ huy đến trao huy trương và thăng cấp. Thế nhưng viên chỉ huy vừa đọc xong danh sách những người được phong thưởng, thì một người trong nhóm chúng tôi bước ra khỏi hàng ngũ đến trình diện ông chỉ huy và báo cáo về tôi như sau:
- Thưa đồng chí, anh này không xứng đáng được phong cấp sĩ quan. Vì anh ta luôn đeo trong mình một tấm ảnh của bà Maria. Anh ta chỉ là một tên gián điệp, một kẻ phản bội.
Viên sĩ quan nhìn tôi và hỏi:
- Có thực sự anh mang trong mình ảnh của bà Maria không?
Không một chút do dự, tôi trả lời:
- Đúng thế, thưa đồng chí! Một trong những thông soái vĩ đại nhất của nước Nga là Chu-Bô-Rốp, người đã đánh bại Na-pô-lê-ông, cũng mang trong mình tấm ảnh của Đức Maria. Có điều gì không hợp lý chăng?
Viên chỉ huy thét lên!
- Đồng chí ra khỏi hàng ngũ tức khắc! Hoặc đồng chí mang trên mình quân hàm sĩ quan hoặc tấm ảnh ấy.
Tôi tiến ra ba bước và khước từ cấp bậc sĩ quan mà tôi hằng mong ước từ thuở nhỏ! Liền sau đó tôi bị trả lại đơn vị và điều ra trận đánh nguy hiểm nhất. Tại đây tôi đã bị người Đức bắt làm tù binh và cho sát nhập vào tiểu đoàn những người Lô-Vác và được đưa tới Nam-Tư.
Sau khi bị bắt làm tù binh, tôi được thăng cấp sĩ quan trong tiểu đoàn những người Lô-Vác.
Tôi không biết có được trở về bên bờ sông Vôn-ga không? Trước khi lên đường nhập ngũ, mẹ tôi đã đeo vào cổ tôi bức ảnh Đức Maria. Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó, với sự chở che của Mẹ Thiên Chúa, tôi sẽ được gặp lại mẹ tôi trong cõi vĩnh hằng."
0 Nhận xét