Nhà báo Huy Đức: Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: "Hội nhập mà chúng ta lại không chuẩn bị gì
cả, là thua trên sân nhà. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do
luân chuyển hàng hóa và nhân lực kỹ thuật tự do trong Asean vào 2015; và
thuế sẽ về 0% vào năm 2018. Chẳng hạn, người Philippines với lợi thế
tiếng Anh thông thạo, họ sang đây làm cho các tổ chức, thì chúng ta mất
rất nhiều việc làm". Bài hay của một nhà báo giỏi với một vị Bộ trưởng
khả kính nhất trong nội các (rất tiếc là người như ông ấy thì không thấy
được cơ cấu lại).
Tư Hoàng
Thứ Sáu, 2/1/2015, 22:13 (GMT+7)
TBKTSG)
- Với những nhận định rất sâu sắc, thẳng thắn và đầy tâm huyết, Bộ
trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh luôn thu hút được sự quan tâm
của dư luận xã hội. Nhân dịp năm mới, ông chia sẻ một số suy tư với TBKTSG.
Khơi lại tinh thần kinh doanh
TBKTSG: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu rất cao, Bộ trưởng thấy thế nào?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh |
Hiện tại, chúng tôi đang tích cực soạn thảo thông tư, nghị định. Tuy nhiên, tôi lo lắng điểm rất yếu là thực hiện luật kém. Luật nào cũng thiết kế không tồi, nhưng nhận thức và tổ chức thực hiện pháp luật không nghiêm, nên người thực thi, các cơ quan công quyền lợi dụng để gây khó cho người dân, cho doanh nghiệp.
TBKTSG: Thưa bộ trưởng, ông nói sao về yêu cầu lý lịch tư pháp trong hồ
sơ đăng ký kinh doanh, một điểm rất phiền hà trong Luật Doanh nghiệp?
- Về lý lịch tư pháp, cơ quan soạn thảo nói không cần. Vì hiện nay
chúng ta có cần đâu, có yêu cầu lý lịch của ai đâu mà mọi việc vẫn tốt
đẹp. Quy tắc làm luật là nếu như chỉ vì lo vài cá nhân không tốt thì
phải có chế tài riêng xử lý cái đó; chứ không nên làm khó tất cả những
người khác phải trình lên trình xuống lý lịch tư pháp. Hơn nữa, như
doanh nghiệp FDI, hôm nay họ thuê người điều hành này, mai có thể thuê
người khác; chúng ta không có quyền quyết định thay họ. Trong luật đã
nêu rõ những trường hợp không được điều hành doanh nghiệp, ví dụ người
còn đang có án… giờ yêu cầu tất cả phải có lý lịch tư pháp thì gây nhiều
phiền toái. Đây cũng là lỗ hổng, tôi nghĩ như vậy.
TBKTSG: Ông hình dung như thế nào về sự hưởng ứng của người dân với các
luật này. Liệu tinh thần kinh doanh có được khơi dậy như những năm 2000
trong bối cảnh các doanh nghiệp đang rất khó khăn, hơn 200.000 doanh
nghiệp đã đóng cửa trong vòng bốn năm qua?
- Nhu cầu lập doanh nghiệp để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập là
rất chính đáng, và liên tục vì Việt Nam còn đang phát triển, nhu cầu còn
cao. Tuy nhiên, từng thời điểm thì khác nhau. Luật Doanh nghiệp 2000
từng tạo làn sóng để doanh nghiệp phát triển vì đó là lần đầu tiên chúng
ta có khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp. Vì thế có
hàng trăm ngàn doanh nghiệp như hiện nay.
Người dân, doanh nghiệp, và bất kỳ ai sử dụng hiệu quả nhất tài
nguyên khoáng sản của đất nước, đem lại lợi ích nhiều nhất cho đất
nước, thì họ phải được tiếp cận, chứ không phải phân biệt đó là thành
phần nào.
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
|
Cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra các thị trường mới, và nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tôi kỳ vọng người dân đừng mang tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, mà hãy mang ra sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập chính đáng cho mình và xã hội. Tất cả chúng ta phải dồn sức khuyến khích điều đó.
Phải đi theo kinh tế thị trường
TBKTSG: Kinh tế vĩ mô đã ổn định dần sau ba năm có Nghị quyết 11, nhưng
cái giá phải trả không hề nhỏ. Bộ trưởng có cảm thấy tiếc nuối điều gì
không?
TBKTSG: Nhưng nhu cầu tăng trưởng của Việt Nam là rất lớn, phải tạo ra
công ăn việc làm mới đáp ứng được nhu cầu của người dân. Làm sao cân
bằng được thực tế đó?
Ví dụ giá dịch vụ y tế 17 năm không hề thay đổi; vừa qua mới thay đổi chút thôi, nhưng nó quá nhỏ bé, không phù hợp thực tế. Hơn nữa, giá đó được Nhà nước áp đặt thế, chứ chưa được tính đúng, tính đủ. Trong ngành y tế có hai điểm sáng là bệnh viện tim của Hà Nội và TPHCM. Họ hoàn toàn không dùng ngân sách, họ tính đúng, tính đủ giá dịch vụ theo cơ chế thị trường, họ không hề nhận phong bì. Nhưng ở đây người nghèo vẫn được mổ tim, vì họ dùng hỗ trợ nhà nước để lo cho người nghèo. Chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa nhân tố thị trường trong dịch vụ công như động lực để mở bung các cơ sở dịch vụ công, phục vụ người dân tốt hơn.
Giá điện cũng phải tính theo cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước lo cho người nghèo, ví dụ miễn phí 30 kWh đầu tiên và tiến tới 60 kWh. Bàn tay nhà nước là thế.
Tại sao chúng ta không sử dụng tốt hơn tài nguyên khoáng sản còn rất ít đang nằm trong tay các tập đoàn nhà nước. Dầu khí thì trong tay PVN, than thì trong tay TKV, còn apatit của tập đoàn Hóa chất. Nếu có doanh nghiệp khác có khả năng khai thác và chế biến hiệu quả hơn, chúng ta có chuyển giao cho họ không? Đó là cơ chế thị trường, song chúng ta có làm đâu? Các doanh nghiệp khác muốn làm thì phải xin mấy tập đoàn này. Đương nhiên đời nào họ cho. Đó chỉ là những ví dụ nhỏ. Còn bao nhiêu nhân tố thị trường mà chúng ta chưa làm. Phải sử dụng nguyên tắc thị trường để phân bổ lại nguồn lực. Người dân, doanh nghiệp, và bất kỳ ai sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên khoáng sản của đất nước, đem lại lợi ích nhiều nhất cho đất nước, thì họ phải được tiếp cận, chứ không phải phân biệt đó là thành phần nào.
TBKTSG: Tăng giá theo nguyên tắc thị trường là cần thiết, nhưng điều mà
người dân và doanh nghiệp đòi hỏi, là cơ cấu của thị trường đó cũng
phải thay đổi. Ví dụ như ngành điện, cung cấp xăng dầu vẫn là Nhà nước
độc quyền?
Đối mặt với thách thức chưa từng có
TBKTSG: Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về năm 2015. Đâu là điều ông băn khoăn nhất?
Về cơ hội, chúng ta đang có nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ đang làm hết mình đổi mới thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp FDI đang coi Việt Nam là nơi dừng chân rất tốt.
Một cơ hội nữa là các FTA mở ra các thị trường mới. Chúng ta hy vọng cơ hội xuất khẩu sản phẩm là hàng nông sản, may mặc, tạo nhiều việc làm hơn, đạt giá trị cao hơn, đem lại lợi ích cho người sản xuất và xã hội. Tuy nhiên, tôi cũng lo là doanh nghiệp không ai để tâm. Nhiều doanh nghiệp nói với tôi là chúng tôi chả biết gì về cái này. Họ bảo nghe bộ trưởng nói quá hay, nếu được biết rõ việc này thì tuyệt nữa. Rất nguy hiểm. Bây giờ làm sao thông tin cho họ, rằng các FTA là lợi, nhưng quan trọng là phải chuẩn bị gì, Nhà nước phải giúp họ cái gì.
Tuy nhiên, chúng ta lại phải nhìn ở góc độ khác là thách thức. Thách thức là những động lực tăng trưởng càng giảm đi nếu chúng ta tiếp tục đi theo đường cũ, như dựa vào khai thác khoáng sản để xuất thô. Trữ lượng thì ngày càng cạn kiệt, mà giá lại giảm. Như dầu thô chúng ta dự toán bán được 100 đô la Mỹ/thùng, mà giờ chỉ được 55 đô la Mỹ/thùng thì khai thác là lỗ. Nếu giảm khai thác 30% sản lượng thì tăng trưởng giảm đi 0,8-1,2% GDP. Chúng ta đang phải đối mặt với chuyện đó.
Vấn đề thứ hai là khi hội nhập mà chúng ta lại không chuẩn bị gì cả, là thua trên sân nhà. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do luân chuyển hàng hóa và nhân lực kỹ thuật tự do trong Asean vào 2015; và thuế sẽ về 0% vào năm 2018. Chẳng hạn, người Philippines với lợi thế tiếng Anh thông thạo, họ sang đây làm cho các tổ chức, thì chúng ta mất rất nhiều việc làm.
Hàng hóa nước ngoài có nguy cơ tràn ngập, bóp chết sản xuất trong nước, cuối cùng chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Một nền kinh tế mà sản xuất không phát triển, chỉ có tiêu dùng thì không thể tồn tại. Lúc đó thất nghiệp sẽ gia tăng vì không có việc làm, cuối cùng ai cũng tranh nhau vào làm trong cơ quan hành chính nhà nước. Một nền kinh tế như vậy là rất nguy hiểm. Tôi rất lo lắng cho việc này. Tôi thực sự lo lắng. Thách thức này là vô cùng lớn và nguy hiểm.
Thứ ba, cá nhân tôi cho rằng đến thời điểm này các động lực phát triển đã tới hạn rồi, tức là đã hết động lực phát triển rồi. Chúng ta có tiếp tục đổi mới không, sau năm 2015 có tiếp tục cải cách thể chế, khắc phục các yếu kém để tạo sung lực mới cho đất nước phát triển không. Nói thì dễ nhưng làm rất khó… Tranh chấp cái được và không được đang rất cam go. Tôi không chỉ lo cho năm 2015 đâu, tôi lo cho những năm sau đó. Nếu không làm triệt để, thì chúng ta sẽ khó khăn.
TBKTSG: Những điều bộ trưởng lo lắng dường như đã xảy ra rồi. Ví dụ,
nền kinh tế đã phụ thuộc nước ngoài khi khu vực FDI chiếm tới 70% giá
trị xuất khẩu.
0 Nhận xét